Thứ hai 02/10/2023 17:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vụ chặt phá rừng phòng hộ

16:15 | 03/06/2023

(Xây dựng) – Ngay sau khi nhận được tin báo của nhân dân và phản ánh của báo chí về tình trạng khai thác, chặt phá trái phép rừng phòng hộ tại xóm Khe Cạn, xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đã vào cuộc xác minh, làm rõ để xử lý nghiêm vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vụ chặt phá rừng phòng hộ
Hiện trường một gốc cây to mới bị chặt phá tại xóm Khe Cạn.

Hạt trưởng quản lý trực tiếp cho rằng “Vụ việc này không có gì là to tát cả”

Ngày 31/5/2023, Báo điện tử Xây dựng có bài phản ánh “Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Cần sớm làm rõ và xử lý nghiêm việc chặt phá rừng phòng hộ”. Nội dung bài viết nêu rõ, tại khu vực rừng phòng hộ thuộc khu vực rừng Máng Lợn, xóm Khe Cạn, thuộc khoảnh 17, tiểu khu 190 là loại rừng phòng hộ do UBND xã Cây Thị quản lý, nhiều cây gỗ rừng tự nhiên có đường kính lớn bị các đối tượng ngang nhiên khai thác, chặt phá trước sự bức xúc của nhân dân, nhất là khi các cơ quan chức năng địa phương chưa kịp thời ngăn chặn, xử lý do chậm phát hiện.

Điều đáng nói, các đối tượng đã ngang nhiên đưa máy móc, phương tiện vào khai thác công khai, trái phép nhiều ngày trong khi địa điểm này cách trung tâm xã cũng chỉ vài km, đường sá đi lại tương đối thuận tiện. Hơn thế nữa, tại UBND xã Cây Thị, nơi tập kết số gỗ vi phạm còn sót lại, không rõ số gỗ bị chặt trộm được tập kết tại những đâu? Bởi có điều lạ là lượng gỗ thu giữ, tập kết về UBND xã để xử lý chỉ là những cây gỗ tạp, thậm chí có nhiều cây đã chết khô từ lâu với số lượng ít hơn nhiều so với số cây đã bị chặt hạ, kiểm tra tại hiện trường.

Để rộng đường dư luận, phóng viên có buổi làm việc trực tiếp với lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Hỷ, đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương, tuy nhiên phóng viên không khỏi ngỡ ngàng khi Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Đồng Hỷ lại cho rằng “Vụ việc này không có gì là to tát cả, người dân ở trong đấy họ chặt có 7 cây gỗ với hơn 3m3 gỗ thông thường, chẳng phải là gỗ quý hiếm…”. Phải chăng câu trả lời này chính là minh chứng rõ nhất cho việc, tại sao tình trạng chặt phá rừng bừa bãi bấy lâu nay không xử lý được triệt để. Nhiều cây gỗ rừng lâu năm trong tự nhiên ở các khu rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, dần dần biến mất, nhất là một trong những địa bàn nhiều rừng của tỉnh Thái Nguyên như huyện Đồng Hỷ với hơn 23.000ha rừng, chiếm trên 55% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó, diện tích rừng phòng hộ là trên 5.700ha, diện tích rừng sản xuất là gần 18.000ha.

Việc các đối tượng khai thác lâm sản trái phép chỉ chặt phá nhỏ lẻ để lấy gỗ là một thủ đoạn tinh vi của “lâm tặc” đã và đang tàn phá nghiêm trọng, không những mất tài nguyên rừng phòng hộ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, khả năng giữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, kéo theo nhiều bất ổn về an ninh trật tự tại địa bàn.

Thực tế này đang đòi hỏi các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên cần phải vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật các đối tượng vi phạm các quy định trong quản lý và bảo vệ rừng, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị được giao quản lý bảo vệ rừng trong việc để xảy ra tình trạng phá rừng suốt thời gian qua tại huyện Đồng Hỷ. Có xử lý kiên quyết, đúng người đúng tội, mới có hy vọng bảo vệ diện tích rừng còn lại ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên tránh khỏi nguy cơ ngày càng bị tàn phá nhiều thông qua thủ đoạn chặt phá nhỏ lẻ.

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vụ chặt phá rừng phòng hộ
Số gỗ khai thác trái phép được cơ quan chức năng thu giữ, tập kết tại UBND xã Cây Thị.

Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngay sau khi vụ việc được Báo Xây dựng điện tử phản ánh, UBND huyện Đồng Hỷ đã ra Văn bản số 1066/UBND-NN&PTNN, chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan huyện Đồng Hỷ vào cuộc xá minh, làm rõ vụ việc mà báo chí phản ánh.

Cụ thể: Giao Hạt Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với công an huyện, các đơn vị liên quan, kiểm tra, xác minh, rà soát kỹ lưỡng toàn bộ hồ sơ, nội dung vụ việc khai thác trái phép lâm sản trên địa bàn xóm Khe Cạn, xã Cây Thị.

Xác minh làm rõ các hành vi, vi phạm, đối tượng liên quan để xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng hành vi, không bỏ sót, bỏ lọt đối tượng. Đồng thời kiểm điểm làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên cũng ban hành Văn bản số 752/CCKL – TTrPC về việc tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý vụ việc khai thác lâm sản trái phép tại xóm Khe Cạn, xã Cây Thị, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Giao Hạt kiểm lâm huyện Đồng Hỷ; Phòng Thanh tra - Pháp chế phối hợp với các cơ quan chức năng trên dịa bàn mở rộng xác minh, điều tra, làm rõ đối tượng vi phạm, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Đồng thời, xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn để sớm phát hiện, ngăn chặn tình trạng khai thác, phá rừng trái pháp luật, nhất là rừng phòng hộ do UBND cấp xã quản lý.

Yên Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Trảng Bom (Đồng Nai): Nhà xưởng xây dựng trái phép đang tồn tại và hoạt động?

    (Xây dựng) – Vụ việc nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất ở và đất trồng cây lâu năm tại xã Bình Minh (Trảng Bom, Đồng Nai) vẫn khiến dư luận xôn xao nhiều tháng nay và nghi vấn có sự “chống lưng” vì dù đã bị lên tiếng, nhưng công trình trái phép này vẫn ngang nhiên tồn tại và hoạt động.

  • Các cơ quan chức năng phản hồi vụ việc gia đình liệt sỹ 25 năm đi đòi lại đất để làm nơi thờ cúng

    (Xây dựng) - Vào dịp cả nước kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023), Báo điện tử Xây dựng đã có bài viết “Thanh Oai (Hà Nội): Gia đình liệt sỹ “nhọc nhằn” 25 năm đi đòi lại đất để làm nơi thờ cúng” nhận được nhiều quan tâm từ dư luận, bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với hoàn cảnh gia đình hai liệt sỹ Phạm Tiến Lợi và Phạm Tiến Thọ tại xã Phương Trung. Sau khi bài viết được đăng tải, các cơ quan chức năng của Trung ương và Thành phố Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết vụ việc này.

  • Bài 2: Bến cảng “vô chủ” bỏ hoang 20 năm

    (Xây dựng) - Cùng trên vùng hải đảo Đông Bắc bộ, nơi hoạt động kinh tế du lịch sầm uất, đảo Cô Tô cầu cảng sập xệ, lớp bê tông bong tróc trơ những thanh sắt hoen rỉ, nom như bến chợ để ngư dân thu mua cá lạp xạp làm mắm; thì ở đảo Ngọc Vừng lại có một bến cảng quy mô lớn, đầu tư hàng trăm tỷ đồng “vô chủ” bỏ hoang đã gần 20 năm nay.

  • Phú Xuyên (Hà Nội): Tại sao chưa xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực Cống Khẩu?

    (Xây dựng) - Mặc dù, vi phạm trên đất nông nghiệp tại khu vực Cống Khẩu, tiểu khu Thao Chính, thị trấn Phú Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) diễn ra nhiều năm qua. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, UBND thị trấn Phú Xuyên và UBND huyện Phú Xuyên vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm khiến dư luận vô cùng bức xúc.

  • Báo điện tử Xây dựng phản hồi ý kiến của người dân phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

    (Xây dựng) - Báo điện tử Xây dựng ngày 9/3/2023 đăng bài: “Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Dân kêu cứu vì bị cưỡng chế, thu hồi đất để mở rộng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” của tác giả Huy Trung.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Chính quyền chậm xử lý vi phạm xây dựng trên đường Đinh Thị Thi?

    (Xây dựng) – Liên quan đến hàng loạt công trình không phép, sai phép, sai công năng biến tướng thành hàng quán đang tồn tại trên đường Đinh Thị Thi, phường Hiệp Bình Phước (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), UBND thành phố Thủ Đức cho biết đã giao cho Phòng Quản lý đô thị kiểm tra, báo cáo. Đến nay, không rõ công tác kiểm tra triển khai ra sao, thế nhưng đã hơn một tháng trôi qua các công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại, hoạt động kinh doanh rầm rộ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load