Thứ ba 17/09/2024 06:08 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đón “sóng” đầu tư từ Hàn Quốc

09:14 | 08/10/2013

Tập đoàn LG Electronics (Hàn Quốc) vừa công bố dự án đầu tư xây dựng tổ hợp sản xuất sản phẩm điện tử tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng), trị giá 1,5 tỷ USD.

Các chuyên gia nhận định, đây là động thái thể hiện sức hấp dẫn của môi trường đầu tư - kinh doanh Việt Nam trong hoàn cảnh suy giảm đầu tư toàn cầu. Đặc biệt, làn "sóng" đầu tư mới từ Hàn Quốc đã xuất hiện rõ nét.


Sản xuất tại Nhà máy Điện thoại Samsung Bắc Ninh.

Cuối tháng 9 vừa qua, đoàn doanh nghiệp (DN) thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin Hàn Quốc đã có chuyến làm việc, tìm hiểu thị trường và đối tác tại Hà Nội, trong một nỗ lực tăng cường thâm nhập thị trường Việt Nam. Các DN này nhắm vào việc đáp ứng nhu cầu của đối tác bản địa về giải pháp tích hợp, thiết bị điện tử kỹ thuật số và giải pháp khai thác dữ liệu thông tin thông minh… Ở tầm vĩ mô, Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) cũng vừa tổ chức hội nghị "Phát triển kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc: Chia sẻ kinh nghiệm, các cơ hội mới" nhằm cung cấp thông tin thị trường cũng như góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế theo hướng toàn diện, đi vào chiều sâu giữa hai quốc gia.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đào Quang Thu, Việt Nam đang trông đợi các khoản đầu tư ngày càng lớn từ phía DN Hàn Quốc trong thời gian tới; đặc biệt, đối với các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ sở hạ tầng, năng lượng và các ngành dịch vụ…

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Jun Dae Joo: Hàn Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có rất nhiều điểm tương đồng, có thể hỗ trợ nhau cùng phát triển. Việt Nam đang là trọng tâm trong quá trình chuyển đổi của các nền kinh tế khu vực và là địa chỉ hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, cộng đồng DN Hàn xác định sẽ là đối tác chính của Việt Nam.

Xét về tổng thể, quan hệ đối tác kinh tế Việt - Hàn được đánh giá là điển hình của sự gia tăng nhanh, đều đặn qua các năm về giá trị trao đổi hàng hóa và vốn. Những kết quả tích cực luôn là điểm chính của quan hệ song phương. Từ đầu năm đến nay, một số đoàn DN Hàn Quốc và hiệp hội ngành hàng nước này liên tiếp tổ chức khảo sát thị trường, tìm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, tập trung vào khả năng tham gia một số dự án xây dựng - vận hành nhà máy điện tại miền Trung hoặc phía Nam; các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế tạo, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kết hợp với việc tìm kiếm cơ hội đấu thầu giành quyền thi công xây lắp một số công trình quy mô vừa và lớn.

Hàn Quốc là quốc gia sớm có mặt ngay từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn ngoại và triển khai hoạt động đầu tư trên diện rộng, bao trùm phần lớn các ngành, lĩnh vực kinh tế. Qua đó, cộng đồng DN Hàn thu thập, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ thị trường Việt Nam, quyết tâm hiện diện vì mục tiêu dài hạn. Đặc biệt, 2 năm gần đây, các dự án sản xuất linh kiện điện thoại hoặc điện thoại thành phẩm công nghệ cao, bám sát nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng quốc tế với số vốn khoảng 4 tỷ USD đã hình thành và đi vào hoạt động ở Bắc Ninh và Thái Nguyên. Nhà đầu tư Hàn Quốc khẳng định họ theo đuổi mục tiêu tập trung đầu tư, biến Việt Nam trở thành địa bàn sản xuất chủ lực một số loại sản phẩm bán dẫn, công nghệ thông tin chất lượng cao có tính chất mũi nhọn để xuất khẩu khắp thế giới.

Quá trình đầu tư từ Hàn Quốc đang tiếp diễn mạnh mẽ, sẽ có thêm những cơ sở vệ tinh xuất hiện để khép kín chu trình hoạt động từ chế biến, sản xuất, lắp ráp và xuất khẩu sản phẩm. Các địa phương có dự án triển khai sẽ giải quyết được nhiều việc làm cho lao động, thêm nguồn thu ổn định đối với ngân sách…

Hàn Quốc hiện là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, với gần 3.400 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 25,7 tỷ USD; đứng thứ 4 trong số 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Về thương mại, kim ngạch hai chiều giữa hai nước đã tăng rất nhanh, từ 0,5 tỷ USD năm 1992 lên tới 20 tỷ USD trong năm 2012.

 

Theo Hanoimoi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng

    (Xây dựng) - Để nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản 2838/SXD-QLHĐXD về hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng.

    14:08 | 16/09/2024
  • Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023. Đây được coi là một dấu mốc quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh, quy hoạch xác định rõ mục tiêu đến năm 2030 là đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo ra bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội.

    14:04 | 16/09/2024
  • Kon Tum điều chỉnh nguồn vốn để tăng cường tỷ lệ giải ngân đầu tư công

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Kon Tum đang đẩy mạnh các biện pháp để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra cho đến cuối năm 2024. Trong bối cảnh tỷ lệ giải ngân đầu tư công còn thấp, UBND tỉnh đã yêu cầu điều chuyển nguồn vốn từ các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng hấp thụ vốn tốt hơn.

    10:42 | 16/09/2024
  • Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được ủy quyền phê duyệt quyết toán các dự án nhóm B, nhóm C

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Tài chính Lâm Đồng được ủy quyền có trách nhiệm phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công đối với các dự án nhóm B, nhóm C.

    10:40 | 16/09/2024
  • Tài chính xanh cho phát triển bền vững

    Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Việt Nam cần xây dựng và triển khai toàn diện các định hướng, giải pháp tài chính xanh để đổi mới mô hình tăng trưởng.

    08:59 | 16/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Đầu tư nâng cấp lưới điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất

    (Xây dựng) – Để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, các hợp tác xã dịch vụ điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư nâng cấp lưới điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng, tiêu thụ điện ngày càng tăng cao của nhân dân.

    21:32 | 15/09/2024
  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

    14:07 | 15/09/2024
  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

    13:59 | 15/09/2024
  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

    09:19 | 15/09/2024
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

    09:02 | 15/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load