Thứ bảy 20/04/2024 16:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đổi mới hệ thống tài liệu giảng dạy có lồng ghép các nội dung mới trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng cho các trường đào tạo nguồn nhân

15:32 | 19/11/2020

(Xây dựng) – Ngành Xây dựng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ đi trước mở đường trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa. Vì thế, nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư của các công ty, nhà thầu cũng tăng lên. Dự báo đến hết năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành Xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 - 500.000 người.

doi moi he thong tai lieu giang day co long ghep cac noi dung moi trong cac tieu chuan quy chuan ky thuat xay dung cho cac truong dao tao nguon nhan l
Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Xây dựng là vấn đề thiết yếu (Ảnh: T/L).

Theo đánh giá của Học viện Đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành Xây dựng, mặc dù trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động trong ngành Xây dựng đã tăng đáng kể, tuy nhiên nguồn nhân lực ngành Xây dựng còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt là đội ngũ công nhân, những người lao động trực tiếp trên các công trình rất thiếu về số lượng cũng như chất lượng.

Toàn ngành hiện có 204.000 công nhân lao động, chỉ gấp 2,25 lần số lượng cán bộ, viên chức trong ngành, xảy ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Hơn nữa tỷ lệ công nhân trong biên chế hoặc có hợp đồng dài hạn cũng chỉ chiếm 37,8%, 20% là hợp đồng ngắn hạn, còn lại phổ biến là sử dụng lao động tự do, lao động nông nhàn. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp của đội ngũ công nhân lao động cũng chưa cao, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm 11,8%, số thợ bậc cao chỉ co 7%… Nhiều ý kiến đều cho rằng cơ chế chính sách để phát triển, duy trì nguồn nhân lực còn chưa thỏa đáng, chất lượng đào tạo chưa đạt yêu cầu, tình trạng chảy máu chất xám đang là vấn đề báo động… Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo, các trường sẽ phải có những chính sách, chiến lược cụ thể ở cơ sở đào tạo của mình để góp phần phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng đạt chất lượng cao.

Hiện cả nước có 29 trường đại học, 21 trường cao đẳng và cao đẳng nghề, 19 trường trung cấp và 1 Học viện đào tạo nhân lực ngành Xây dựng. Tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa thực sự gắn bó với nhu cầu sử dụng, với tiến bộ khoa học công nghệ và công việc thực tế mà người học khi ra trường phải đảm nhận. Hệ quả là khi ra trường, người học phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với công việc, không ít trường hợp đơn vị sử dụng tiến hành bổ túc hay đào tạo bổ sung, đào tạo lại.

Thực tế tại các công trình, đa số người lao động theo nghề xây dựng một cách ngẫu nhiên. Nhiều người thợ đi lên bằng con đường tự học và thường bắt đầu bằng công việc lao động phổ thông. Số lượng người được đào tạo nghề có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và không cân đối giữa các trình độ đào tạo.

Các chuyên gia nhận định, chính thực trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, tiến độ chậm, chất lượng sản phẩm còn nhiều sai phạm; có nguy cơ làm giảm sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, hạn chế về năng lực khi tham gia vào thị trường quốc tế và khối cộng đồng chung ASEAN.

Ngành Xây dựng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ đi trước mở đường trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa. Vì thế, nhu cầu tìm kỹ sư xây dựng, kỹ sư công trình, kiến trúc sư của các công ty, nhà thầu cũng tăng lên. Dự báo đến hết năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000 - 500.000 người.

Kiến nghị về đào tạo nhân lực ngành Xây dựng, ông Trần Ngọc Hùng – nguyên Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng: Cần phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tăng cường giải pháp đào tạo nội dung yêu cầu theo địa chỉ theo cơ chế đặt hàng để cả cán bộ và công nhân ra trường có việc làm ngay, không phải đào tạo lại; Tăng cường các khóa học đào tạo cập nhật kiến thức mới; Đối với trường dạy nghề: Cần có cơ chế chính sách và nguồn kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất, phục vụ cho giảng dạy sát với yêu cầu thực tế, tạo cơ chế chính sách đãi ngộ với các thợ bậc cao, thợ cả truyền nghề cho lớp trẻ.

Về những giải pháp cụ thể, TS. Trần Hữu Hà - Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị cho biết: Để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, Học viện sẽ bám sát chủ trương chính sách của Nhà nước, của Bộ Xây dựng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật mới; Phối hợp chặt chẽ với các Cục, Vụ chức năng của Bộ Xây dựng để triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức viên chức trong hệ thống của Bộ.

Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị mở rộng thị trường mở lớp đến các địa phương; doanh nghiệp; Tăng cường các mối quan hệ với các đối tác truyền thống; Tập trung, lực lượng triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các chương trình theo Đề án 1961 và triển khai bồi dưỡng chương trình nâng cao về quản lý xây dựng và phát triển đô thị bằng các hình thức tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng hoặc tổ chức các Hội nghị/Hội thảo; Mở rộng phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Cập nhật nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu, phương pháp đào tạo theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của địa phương và các đối tác; Giao quyền tự chủ tài chính cho một số đơn vị, giảm đầu mối đơn vị hành chính. Kiện toàn lại cơ cấu tổ chức nhân sự sao cho phù hợp với từng vị trí chuyên môn của từng cán bộ viên chức; bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm và chuyên gia…

Mai Thu

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load