Thứ hai 07/10/2024 02:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Độc đáo chợ cầu duyên ở Bình Định

03:01 | 09/02/2016

Phiên chợ Gò (Trường Úc, Bình Định) họp vào đúng ngày mồng 1 và 2 tết Nguyên đán, từ nhiều đời nay là nơi người ta đến cầu may, cầu duyên.


Chợ Gò trở thành di sản văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nẫu - ảnh Đào Tiến Đạt

Chợ họp ở bãi đất trống dưới chân núi Trường Úc (thôn Phong Thạnh, thị trấn Tuy Phước, Bình Định). Một bên là núi, một bên là sông lại nằm ở gần quốc lộ nên rất dễ tìm. Ngoài người dân bản địa, du khách các nơi biết đến kéo về đây ngày càng đông.

Ngay cả các cụ cao niên trong làng cũng không thể nhớ chính xác chợ ra đời từ năm nào, chỉ biết từ bé đã được ông bà, ba mẹ dắt đi chợ trẩy lộc đầu năm. Tương truyền,  thời Tây Sơn, đây là chỗ tập trận của quân đội. Bộ binh đóng đồn trên núi Trường Úc, thủy quân từ đầm Thị Nại vào. Hai bên thủy bộ giáp chiến. Quân từ nhiều nơi hội tụ về nên để thỏa nỗi nhớ xa quê dịp tết, các tướng Tây Sơn tổ chức cuộc vui ngay trên bãi thao trường vào mồng 1 và mồng 2 tết. Khi trời chiều xế bóng, thân nhân ra về còn binh sỹ chuẩn bị canh phòng nghiêm ngặt về đêm. Vì vậy hằng năm các gia đình binh sỹ theo lệ về đây, người dân địa phương mang các đồ “cây nhà lá vườn” bày bán, lâu thành lệ. Khi quân Tây Sơn tan rã nơi đây thành Lễ hội chợ Gò. Đến thời Pháp thuộc, phải hạn chế tụ họp đông người nên có thời gian chợ phải họp vào buổi tối. Có năm trời mưa lớn, ngập lụt nhưng người dân vẫn xắn quần lội nước để đến chợ. Đời này qua đời khác, ký ức nhân lên nhắc nhở thế hệ sau gìn giữ một nét văn hóa truyền thống.


Một góc chợ Gò - Ảnh Đào Tiến Đạt.

Đi chợ cầu duyên

Bà Lê Thị Thức (70 tuổi, ở xóm Nam, thôn Phong Thạnh) kể, từ khi về đây làm dâu không mùa nào bà vắng mặt ở phiên chợ Gò, thoắt đã gần 50 năm. Lúc mới về làm dâu, được mẹ chồng dẫn theo ra phụ bán cau, trầu. Bà mẹ chồng khi nằm xuống giao lại cho bà vườn cau, trầu như một món hồi môn, dặn dò chăm sóc, đợi đến phiên chợ Gò hái ra mang bán.

“Dù chẳng nhiều nhặn gì, mỗi gói cau, trầu chỉ vài ngàn đồng nhưng thiếu là xem như năm ấy không có lộc đầu năm” – bà Thức nói. Người ta vẫn nói “miếng trầu là đầu câu chuyện” nên hầu như ai đến chợ chí ít cũng mang về gói trầu cau lấy may. Người mua về đặt lên bàn thờ tiên tổ, nhiều cô gái mua trầu về bói cầu duyên, cầu may. Nhiều cặp tình nhân lại mang trầu cau lên viếng những ngôi mộ trên núi Trường Úc.


Hát bài Chòi trong Lễ hội chợ Gò.


 Viết thư pháp trong Lễ hội chợ Gò 

Hàng hóa trong phiên chợ hầu hết là cây nhà lá vườn mang ra bán. Có khi là cơi trầu, cau, người thì ít trái cây hay mớ rau vườn. Muối cũng là mặt hàng đắt khách, bởi “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Điều đặc biệt, phiên chợ tuyệt nhiên ở đây không có cảnh chao chát trả giá vì người bán hay kẻ mua cũng đều mong lấy may.


 Bà Lê Thị Thức đang chăm chút vườn trầu, cau chuẩn bị cho phiên chợ Gò 2016.

Năm nào cũng vậy, cứ giao thừa xong, cụ Thức lại cắp thúng cau trầu ra chợ. Cụ ông Đỗ Đình Hoa Xuân cùng cô con gái 26 tuổi Đỗ Nữ Lê Hà đi cùng để phụ giúp. Những bạn trẻ như Hà không hiếm gặp trong các phiên chợ Gò. Những cô gái má hồng xúng xính áo mới, những cặp tình nhân sánh bước, hân hoan câu chúc mừng đầu năm. Cô gái nào chưa gặp được duyên thì mua trầu về bói. Người ta nói mua 12 lá trầu về treo trên cây nêu trước nhà hoặc đặt lên bàn thờ tổ tiên tượng trưng cho 12 tháng trong năm, sau 7 ngày giở ra xem, lá nào hư, úa thì tháng ấy đề phòng có chuyện chẳng lành.

Cụ Phạm Thị Hường (83 tuổi), bảo, ai không đi được chợ Gò xem như chưa ăn Tết. Trước còn khỏe cụ vẫn mang trầu cau ra chợ bán, nay già yếu rồi mỗi khi đến phiên chợ Gò lại nhờ con cháu dẫn ra. Ra chợ để được nghe bài Chòi cổ, vui hội dân gian và ít nhiều cũng phải mang về lon muối hay dăm trái cau, trầu xem như lộc may mắn trong năm. Con cháu trong nhà trong Nam ngoài Bắc cứ đúng 29 tết tụ họp đông đủ, sáng mồng một tết kéo nhau ra chợ Gò vui Xuân.

Theo ông Hồ Văn Vạn, trưởng thôn Phong Thạnh, khoảng hơn 10 năm lại đây, chợ Gò xôn xao nhộn nhịp hơn với đông đảo du khách tìm đến. Mặc dù vậy  tuyệt nhiên không có cảnh xô lấn, hay trộm cướp. “Qua thời gian, chợ có khác hơn xưa nhưng vẫn giữ lại nét mộc mạc, chân chất, đó là cái đẹp cốt lõi của phiên chợ đã ăn sâu vào người dân xứ Nẫu” – ông Vạn chia sẻ.

“Hiện chúng tôi đang sưu tập tư liệu, vật chứng, hình ảnh lịch sử để phục dựng lại nguyên gốc phiên chợ xưa. Đồng thời làm đơn đề xuất công nhận chợ Gò trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh” - ông Nguyễn Đình Thuận, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, cho biết.

Theo Hoài Văn/Tienphong.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

  • Hà Nội: Giao 23.100m2 đất thực hiện dự án Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5112/QĐ-UBND về việc giao 23.100m2 đất tại xã Mai Lâm, xã Đông Hội, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội.

  • Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan

    (Xây dựng) - Từ ngày 30/9, Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan, sau hơn 3 tuần tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Đồng thời, Bảo tàng cũng đưa dịch vụ thuyết minh tự động bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vào phục vụ khách tham quan.

  • Hà Nội: Triển lãm Sách sẽ khai mạc vào ngày 09/10

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách từ ngày 09/10 đến ngày 13/10/2024, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Xem thêm
  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan

    (Xây dựng) - Nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp như: Hỗ trợ kinh phí đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động, duy trì và phát triển Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan, giai đoạn 2024-2030.

    18:35 | 30/09/2024
  • Kiên Giang: Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

    (Xây dựng) - Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ công lao của người anh hùng mà còn là dịp để kết nối cộng đồng, góp phần giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử tốt đẹp của Kiên Giang đến bạn bè trong và ngoài nước…

    20:26 | 29/09/2024
  • Văn hóa nghệ thuật – cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và Thụy Điển, Đan Mạch

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển và 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển và Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển và Đan Mạch năm 2024. Sự kiện diễn ra từ ngày 4 - 12/9/2024, nhằm quảng bá tinh hoa văn hóa Việt Nam, góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với hai quốc gia Bắc Âu.

    20:15 | 28/09/2024
  • Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII sẽ diễn ra vào tối 28/9

    (Xây dựng) - Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 sẽ diễn ra vào 19h30, ngày 28/9/2024 (thứ Bảy) tại Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

    16:16 | 28/09/2024
  • Phương án bảo tồn biệt thự trăm năm tuổi “nhà lầu ông Phủ” ở Biên Hòa

    (Xây dựng) - Liên quan đến công trình biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh (còn gọi là “nhà lầu ông Phủ”), Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa đề xuất 4 phương án để bảo tồn. Trước đó, Tỉnh ủy Đồng Nai cũng đã có ý kiến giữ lại ngôi biệt thự này để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    14:35 | 28/09/2024
  • Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật lần thứ II, hướng tới chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk

    (Xây dựng) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2024. Triển lãm là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 – 22/11/2024).

    11:43 | 28/09/2024
  • Đồng Nai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ”

    (Xây dựng) - Liên quan biệt thự “nhà lầu ông Phủ” có nguy cơ bị đập bỏ khi thi công dự án đường ven sông Đồng Nai được dư luận quan tâm trong những ngày qua, sau khi nghe các đơn vị liên quan báo cáo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại công trình cổ 100 năm tuổi này để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    09:44 | 28/09/2024
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

    05:37 | 27/09/2024
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

    17:17 | 26/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

    11:43 | 26/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load