Thứ sáu 19/04/2024 11:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Doanh nghiệp chê mỏ cát sông Tiền có giá 'quá lố'

14:17 | 12/04/2021

Ông Bùi Văn On ở thị xã Tân Châu (An Giang) - một trong 19 người tham gia đấu giá mỏ cát sông Tiền - cho rằng giá trúng thầu hơn 2.800 tỷ là "không tưởng".

Mỏ cát sông Tiền ở huyện Chợ Mới, An Giang có trữ lượng 2,4 triệu m3 mới đây được một doanh nghiệp ở quận 7 (TP.HCM) ra giá trên 2.811,9 tỷ đồng để trúng thầu.

Ông Bùi Văn On (Sáu On), Phó giám đốc Công ty Phúc Thành ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết ông là một trong 19 người tham gia gói thầu này và nhận thấy cái giá mà Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T-S.HOME đưa ra quá phi lý.

Ra giá “quá lố”

Nói với Zing, ông On cho biết đã có kinh nghiệm 30 năm trong khai thác mỏ cát sông Tiền, sông Hậu. Ở tuổi 69, ông bắt đầu giao gần hết công việc cho con trai, lui về làm phó giám đốc để cố vấn đường đi, nước bước cho các doanh nghiệp của gia đình.

doanh nghiep che mo cat song tien co gia qua lo
Ông Sáu On có nhiều sà lan khai thác cát nằm chờ dự án. Ảnh: Nhật Tân.

Vị doanh nhân đã 69 tuổi này kể lại cuộc đấu giá được cho là “có một không hai” ở miền Tây. Mỏ cát có trữ lượng gần 2,4 triệu m3 ở sông Tiền thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới có giá khởi điểm 7,2 tỷ đồng được đấu giá gần 200 vòng. Vài chục vòng đầu, 16 doanh nghiệp đã lần lượt bỏ cuộc khi số tiền lên đến khoảng 600 tỷ đồng.

“Tôi theo đến trên 100 vòng đấu và ra giá 1.440 tỷ đồng. Hai doanh nghiệp còn lại tăng giá tiếp tục nên tôi đầu hàng. Hai công ty loại được tôi đấu tiếp, đấu không dừng. Công ty có vốn nước ngoài ở quận 7, TP.HCM đã loại bỏ 18 đối thủ để làm 'bá chủ võ lâm'. Tôi với doanh nghiệp xếp thứ 2 mà theo nữa chắc giá lên đến 5.000 tỷ đồng”, ông On nói.

Ông Sáu On cũng nói rằng doanh nghiệp bỏ ra 2.811,9 tỷ đồng để mua quyền khai thác mỏ cát 2,4 triệu m3 là “quá lố”.

Ông tính toán rằng mỏ cát rộng 60 ha, nếu đào từ đáy sông xuống 4-5 m sẽ lấy được nhiều nhất là 3 triệu m3 cát.

“Giá cát sông hiện nay 70.000-80.000 đồng/m3, lấy được 3 triệu m3 thì chỉ có 240 tỷ đồng. Số tiền này so với 2.811,9 tỷ đồng thì sao làm nổi. Chắc doanh nghiệp này chơi cho nổi tiếng”, ông Sáu On chia sẻ.

Theo ông On, mỏ cát sông Tiền nếu doanh nghiệp có sẵn bãi tập kết vật tư, không phải đầu tư thêm sà lan để khai thác và có công nghệ sàng cát kỹ thuật cao thì ra giá 600 tỷ vẫn lấy được. Vì vậy, sau khi đấu đến mức 600 tỷ chỉ còn 3 doanh nghiệp thì ông "ráng đu theo" nhằm thăm dò năng lực của đối thủ.

"Lên tới 600 tỷ thì tôi tăng mỗi vòng chỉ 5%, còn 2 doanh nghiệp kia tăng mấy chục lần. Mỗi vòng mình tăng 5% thì không bị mắc bẫy đối thủ nhưng lên đến 1.440 tỷ đồng thì chịu hết nổi", ông On giải thích.

“Tôi lỗ 100 tỷ cũng không sao”

Nói về mỏ cát khác có trữ lượng trên 1,4 triệu m3 dưới sông Hậu mà con trai ông On là Bùi Hữu Phúc, Giám đốc Công ty Phúc Thành Tân Châu, tham gia đấu giá cùng 15 doanh nghiệp và đã trúng thầu mỏ khi chấp nhận chi gần 273 tỷ đồng, vị doanh nhân này cho biết mỏ rộng gần 60 ha. Tuy nhiên, độ sâu khai thác từ đáy sông xuống chỉ 4 m. Vì vậy, nếu khai thác tốt doanh nghiệp gia đình ông On sẽ thu về khoảng 1,5 triệu m3 cát.

“Với giá cát hiện nay, mỏ sông Hậu gia đình tôi khai thác chắc chắn lỗ. Tuy nhiên, tôi có 6 chiếc xáng cạp nằm không, nếu không ráng đấu giá thì có đâu công ăn việc làm cho công nhân. Trước mắt là thấy lỗ khi mua mỏ cát này. Bán triệu mấy khối cát này phải được giá 200.000 đồng/m3 mới đủ vốn. Còn bán giá 70.000-80.000 đồng như hiện nay sẽ lỗ khoảng 100 tỷ đồng”, ông On khẳng định.

Tuy nhiên, vị phó giám đốc doanh nghiệp cho rằng nếu không quyết tâm trúng giá để được quyền khai thác mỏ cát sông Hậu thì không chỉ công nhân mất việc mà còn ảnh hưởng lớn đến công ty. Lý do, nếu công ty không có doanh thu sẽ không đi đâu đấu thầu mỏ cát được. “Vì vậy, phải tìm cách lấy cát đó. Cát loại 70.000 đồng mình sàng rửa, qua công nghệ chế biến lên đến 250.000-300.000 đồng/m3”, ông On giải thích.

doanh nghiep che mo cat song tien co gia qua lo
Hoạt động khai thác cát nhộn nhịp dưới sông Hậu. Ảnh: Nhật Tân.

Cách tính cụ thể của người 30 năm gắn bó với các mỏ cát là sàng sạch một nửa trữ lượng khai thác được để bán với giá cao. Một nửa còn lại không bán mà để san lấp cho các công trình của những công ty gia đình nhằm tăng doanh số.

“Gia đình tôi có được trên 1.000 tỷ đồng nên lỗ 100-200 tỷ cũng không ảnh hưởng gì tới vợ con nhưng bù lại công nhân có được công ăn việc làm. Khi công nhân có được việc làm, mình kiếm 1-2 công trình nào đó để tạo ra 100-200 tỷ khác để bù lỗ. Vì vậy, cát sàng bỏ mình không bán cho ai, mình đi san lấp công trình kiếm 100-200 tỷ để gỡ vốn”, chủ doanh nghiệp nói.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh An Giang vừa báo kết quả đấu giá quyền khai thác mỏ cát có trữ lượng gần 2,4 triệu m3 ở sông Tiền thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới và hai mỏ cát trên 1,4 triệu m3 ở sông Hậu thuộc hai huyện Châu Phú, Phú Tân.

Giá khởi điểm mỏ cát sông Tiền là 7,2 tỷ đồng. Đơn vị chấp nhận chi 2.811,9 tỷ đồng để giành quyền khai thác mỏ cát này là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T-S.HOME (quận 7, TP.HCM).

Hai mỏ cát sông Hậu có giá khởi điểm 4,4 tỷ đồng và Công ty TNHH Phúc Thành Tân Châu (thị xã Tân Châu, An Giang) giành quyền khai thác với mức giá 272,8 tỷ đồng.

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh An Giang, cho biết mỏ cát sông Tiền trữ lượng 2,4 triệu m3, nếu nhân với giá cát 67.500 đồng như hiện nay thì mọi người đều biết giá trị bao nhiêu (khoảng 162 tỷ đồng – PV). Do đó, ông Trí chưa thể đánh giá được mục tiêu của doanh nghiệp trúng đấu giá trong thương vụ này.

“Trước khi nhận giấy phép khai thác mỏ cát này, doanh nghiệp phải đóng 145 tỷ đồng. 4 năm tiếp theo, mỗi năm phải đóng 543 tỷ đồng để đủ 2.811,9 tỷ đồng sau 5 lần nộp tiền”, ông Trí nói.

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Bình cho biết: “Chỗ này thấy cũng lạ nên sắp tới tôi giao cho Sở TN&MT mời doanh nghiệp đến để thỏa thuận các điều khoản ràng buộc trước khi ra quyết định trúng thầu. Nếu doanh nghiệp này bỏ thầu sẽ mời các doanh nghiệp tiếp theo để chấm thầu tiếp chứ không hủy. Đơn vị này thỏa thuận không xong thì mời các đơn vị kế tiếp”.

Theo Việt Tường/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cát cho công trình

    (Xây dựng) – Từ ngày 15/4, nhà thầu thi công tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vui mừng khi chứng kiến những chiếc sà lan chở cát đến công trình. “Hơn 10 tháng kể từ ngày khởi công, công trình nào cũng “đói” cát. Sợ chậm tiến độ, chúng tôi phải thi công cầu, dọn dẹp mặt bằng, bóc đất hữu cơ… chờ cát. Giờ cát có rồi nhưng không biết cầm chừng được bao lâu, bao giờ, dân công trình hết nỗi lo thiếu cát”, ông Nguyễn Tất Đạt - Chỉ huy trưởng gói thầu 11 (thuộc Tập đoàn Định An) đoạn qua địa phận thành phố Cần Thơ lo âu.

  • Vĩnh Phúc: Khan hiếm vật liệu san lấp, nhiều công trình lo chậm tiến độ

    (Xây dựng) - Tiến độ nhiều công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nguồn đất san lấp ngày một khan hiếm. Đặc biệt là với các dự án công nghiệp, giao thông trọng điểm cần khối lượng sử dụng lớn thì vấn đề đáp ứng nguồn đất san lấp mặt bằng ngày càng trở nên cấp thiết.

  • Vụ trúng đấu giá nhưng doanh nghiệp không thể khai thác: Tỉnh Bình Định sẽ kiểm tra, rà soát lại

    (Xây dựng) – Ngày 27/1/2024, Báo điện tử Xây dựng có bài viết “Bình Định: Trúng đấu giá mỏ cát nhưng không thể khai thác, doanh nghiệp kêu cứu”, phản ánh tình trạng một số doanh nghiệp trúng đấu giá các mỏ khai thác vật liệu xây dựng tại huyện Hoài Ân (Bình Định) nhưng không thể khai thác bởi sự ngăn cản của người dân.

  • Lâm Đồng: Đình chỉ việc khai thác cao lanh của Công ty Tuấn Thiện

    (Xây dựng) - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản đối với Công ty TNHH Thương mại và Trồng trọt Tuấn Thiện (Công ty Tuấn Thiện) tại xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc.

  • Kon Tum: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ra Văn bản số 1233/UBND-NNTN yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

  • Hà Tĩnh: Thông tin giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu quý I/2024

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản số 1157/SXD-QLHĐXD về việc thông tin về giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu quý I năm 2024 các khu vực trong tỉnh.

Xem thêm
  • Gạch Hải Minh - chuyên gia giải pháp gạch toàn diện

    (Xây dựng) - Gạch Hải Minh cung cấp chính hãng các loại gạch lát nền, gạch ốp tường chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng như Taicera, Viglacera, Đồng Tâm,... phù hợp cho các công trình nhà ở, thương mại và công cộng.

    17:20 | 16/04/2024
  • Tấm nhựa Eco thu hút đông đảo khách tham quan tại Vietbuild 2024

    (Xây dựng) - Gian hàng của Tấm nhựa Eco tại Triển lãm Vietbuild 2024 đã thu hút đông đảo khách tham quan bởi những sản phẩm vật liệu xanh thân thiện với môi trường được làm từ nhựa tái chế. Đây là sự kiện diễn ra từ ngày 10 đến 14/4 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

    09:38 | 15/04/2024
  • Thêm 2 mỏ đất được cấp phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh

    (Xây dựng) - Mỏ đất san lấp tại xã Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) và mỏ đất san lấp tại xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc) vừa được các đơn vị liên quan phối hợp cùng chính quyền địa phương bàn giao mốc ranh giới khu vực phục vụ thi công các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc - Nam đoan qua Hà Tĩnh.

    17:04 | 13/04/2024
  • Hà Nội: Kiểm tra vụ đấu giá 3 mỏ cát gấp cả trăm lần giá khởi điểm

    Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

    09:37 | 12/04/2024
  • Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

    (Xây dựng) - Lượng thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ trong 3 năm gần đây tăng đột biến, chiếm 75% tổng lượng nhập khẩu loại thép này về Việt Nam. Đặc biệt, ước tính ba tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu thép cán nóng cao bất thường với 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so lượng sản xuất trong nước, riêng lượng nhập từ hai nước kể trên tăng đột biến, chiếm 75%. Nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần vào cuộc điều tra cụ thể để làm rõ thực trạng này.

    09:59 | 10/04/2024
  • Mỏ đất thương mại đầu tiên ở Quảng Ngãi được cấp phép

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Đầu tư 706 – “Vua” mỏ đất ở Quảng Ngãi được cấp phép khai thác đất làm vật liệu san lấp tại mỏ đất Đội 3, thôn Hòa Bình, xã Tịnh Ấn Đông (thành phố Quảng Ngãi). Đây là mỏ đất thương mại đầu tiên được cấp phép trên địa bàn thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác.

    09:08 | 10/04/2024
  • TONMAT Group đạt Top 5 công ty vật liệu xây dựng uy tín hai năm liên tiếp

    (Xây dựng) - Năm 2024 là năm thứ hai liên tiếp Công ty Cổ phần Tập đoàn TONMAT (TONMAT Group) lọt Top 5 công ty vật liệu xây dựng (VLXD) uy tín (nhóm sản phẩm: sắt, thép, tôn).

    09:39 | 09/04/2024
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp

    (Xây dựng) – UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND, về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp và đá ong phong hóa không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại tại xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống.

    17:19 | 08/04/2024
  • Triển vọng nào cho thị trường vật liệu xây dựng?

    Theo Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), cơ quan này vừa tiến hành khảo sát doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng về triển vọng thị trường. Theo đó ghi nhận, lực đẩy lớn cho thị trường ngành vật liệu xây dựng đang đến từ những công trình, dự án đầu tư công.

    08:41 | 08/04/2024
  • Sau 3 lần điều chỉnh, giá thép cuộn xây dựng giảm lũy kế 500.000 đồng/tấn

    Mặc dù lĩnh vực xây dựng đang gặp nhiều khó khăn và thị trường thép xây dựng vẫn nằm trong diễn biến giảm giá nhưng tâm lý thị trường dần cải thiện, đà giảm giá thép xây dựng bắt đầu chậm lại.

    13:10 | 06/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load