Thứ bảy 12/10/2024 07:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Doanh nghiệp bất động sản trước áp lực nguồn vốn ngày càng thắt chặt

16:09 | 19/11/2018

Theo quy định, chủ đầu tư dự án bất động sản phải có vốn chủ sở hữu 15-20%, 80-85% còn lại chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng. Trong khi đó, nguồn vốn từ ngân hàng đang ngày càng thắt chặt, nguồn vốn huy động từ khách hàng cũng không dễ khiến nhiều người lo lắng thị trường sẽ trầm lắng.


 Theo quy định, chủ đầu tư dự án bất động sản phải có vốn chủ sở hữu 15-20%, 80-85% còn lại chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng.

Hoạt động kinh doanh bất động sản cần nguồn vốn trung hạn, dài hạn. Ở các nước khác, các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản, nhưng ở nước ta, các doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay tín dụng. Tuy nhiên, năm 2018, ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 45% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn, trong đó có bất động sản, mức trần này sẽ giảm còn 40% kể từ ngày 1/1/2019.

Áp lực lớn cho các doanh nghiệp

Lộ trình giảm dần nguồn tín dụng này của Ngân hàng Nhà nước tạo áp lực buộc các doanh nghiệp bất động sản phải tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác, trước hết là từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Riêng việc tìm kiếm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư bất động sản chưa khả thi vì cho đến nay, cả nước mới chỉ có một Quỹ đầu tư bất động sản là TCREIT thuộc Techcombank với số vốn điều lệ rất nhỏ, chỉ có 50 tỷ đồng. Vì thế chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong nước và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn của thị trường bất động sản.

Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 10/2018, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, duy trì thanh khoản ở mức hợp lý, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, chứng khoán...

Đồng thời yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về phát triển đô thị; tập trung nghiên cứu, đề xuất các mô hình mới về phát triển đô thị. Chấn chỉnh kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng, đầu tư phát triển đô thị; công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư. Trực tiếp thanh tra một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng, điển hình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Với các động thái này, nhiều chuyên gia cho rằng, việc cấp phép quy hoạch của các cấp sẽ nghiêm túc hơn, thời gian thực hiện dự án, chi phí, cơ hội cho chủ đầu tư sẽ khó khăn hơn. Dự kiến năm 2019, thị trường bất động sản sẽ bước vào giai đoạn trầm lắng hơn, không chỉ với phân khúc nhà ở thương mại mà còn với cả phân khúc nhà giá rẻ và nhà ở xã hội.

Khi tín dụng dành cho bất động sản thắt chặt, đồng thời thiếu các chính sách ưu đãi cho nhà ở xã hội thì khả năng tiếp cận nhà ở của người dân có thu nhập trung bình và thấp cũng hạn chế hơn.

"Nếu Nhà nước có chính sách tín dụng đối với người mua căn nhà đầu tiên, trước hết, có thể áp dụng đối với người mua nhà có giá vừa túi tiền thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, công nhân, lao động, người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư, đặc biệt là giới trẻ mới lập nghiệp, mới lập gia đình có cơ hội có nhà. Ví như mô hình của Quỹ phát triển nhà ở Tp.HCM trong 12 năm qua đã tạo điều kiện cho 4.010 cán bộ, công chức, viên chức (80% người vay thuộc ngành giáo dục, y tế) vay với tổng số tiền 1.565 tỷ đồng (500 triệu đ/suất), được thành phố hỗ trợ lãi suất và thực tế chỉ phải trả lãi vay 4,7%/năm để mua nhà. Tuy nhiên, hiện Nhà nước chưa có chính sách này", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho biết.

Giảm bớt phụ thuộc vốn ngân hàng

"Tín dụng ưu đãi có vai trò quan trọng trong phát triển nhà ở xã hội và nhà thương mại giá rẻ. Đặc biệt khi chi phí tín dụng cho các dự án tại Việt Nam rất cao vì chúng ta đang sử dụng tín dụng thương mại chứ không phải là tín dụng đầu tư. Trong đó, tín dụng thương mại có lãi suất khoảng 10%, ưu đãi có thì cũng chỉ lùi được tới mức 5%, trong khi ở nhiều nước khác, tín dụng thương mại ở mức 5% còn tín dụng đầu tư chỉ khoảng 2%.

Sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ dồng kết thúc vào cuối năm 2016, Chính phủ cũng có quyết định về mức cho vay ưu đãi nhà ở xã hội nhưng việc triển khai mới dừng lại ở một số văn bản hướng dẫn. Vì không có nguồn vốn nên hầu hết các dự án nhà ở xã hội đang triển khai bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công, nguồn cung sản phẩm ra thị trường hầu như không có, nguồn cầu cũng bị chững lại" - ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhận xét.

"Nhằm giải quyết vốn, tôi cho rằng cần thực hiện cách thức tiết kiệm giống như bán nhà trên giấy cho những người có nhu cầu nhà ở. Chúng ta cần vận hành sao cho tạo ra nguồn tín dụng ưu đãi từ nhiều nguồn lực khác nhau, đừng chỉ đợi vào Nhà nước. Đồng thời tham gia quỹ tiết kiệm nhà ở là một phương thức tốt. Người mua có thể đóng góp trong thời gian nhất định, khoảng 50% giá trị căn nhà là được mua nhà", ông Võ đề xuất.

Về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu cũng khuyến nghị: để giảm bớt dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp bất động sản cần chủ động tiếp cận các nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực tài chính, quan tâm các phân khúc nhà ở có tính thanh khoản cao, bền vững, tham gia các chương trình phát triển nhà ở theo chủ trương của Chính phủ...

Theo Nam Huyền/VnEconomy.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bắc Ninh: Tăng cường công tác quản lý đất đai, thu hồi 17 sổ đỏ do sai phạm

    (Xây dựng) - 17 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại khu phố Đồng Chuế, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vừa bị thu hồi sau khi chính quyền phát hiện sai phạm trong quá trình cấp sổ. Người dân bức xúc khiếu nại, cho rằng việc mua bán đất là hợp pháp. Tuy nhiên, kết quả xác minh cho thấy cán bộ thôn đã lập phiếu thu sai ngày để hợp thức hóa hồ sơ…

    15:26 | 11/10/2024
  • Thanh Hóa: Công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất dự án khu dân cư và dịch vụ hơn 198 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi vừa ký và ban hành Quyết định số 4033/QĐ-UBND, về việc công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất Dự án khu dân cư và dịch vụ phía Nam Quốc lộ 47, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, hơn 198 tỷ đồng.

    15:17 | 11/10/2024
  • Đảm bảo an toàn về môi trường đối với nhà lưu trú công nhân

    (Xây dựng) – Tại Điều 59 Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định về đảm bảo an toàn về môi trường.

    14:30 | 11/10/2024
  • Kon Tum tăng cường kiểm soát thị trường bất động sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản, nhằm ngăn chặn các hành vi đầu cơ, thổi giá và đảm bảo thị trường bất động sản phát triển bền vững.

    11:03 | 11/10/2024
  • Xu hướng phát triển văn phòng tích hợp công nghệ

    (Xây dựng) - Thị trường văn phòng toàn cầu đang hướng tới xu hướng văn phòng thông minh với ứng dụng công nghệ giúp nâng cao trải nghiệm của khách thuê, nhân viên văn phòng. Tại Việt Nam, xu hướng văn phòng thông minh đã bắt đầu xuất hiện. Chuyên gia Savills đánh giá văn phòng tích hợp công nghệ đang đem lại những tác động tích cực tới trải nghiệm của khách thuê và giải phóng sức lao động. Xu hướng này sẽ phát triển song hành với công nghệ, hứa hẹn đem lại nhiều tiện ích hơn trong tương lai.

    10:58 | 11/10/2024
  • Bài 2: Bất cập trong quản lý, sử dụng nhà ở xã hội và giải pháp khắc phục

    (Xây dựng) - Việc người nước ngoài thuê lại nhà ở xã hội tại Bắc Ninh đang đặt ra nhiều thách thức về quản lý và sử dụng, đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để đảm bảo mục tiêu của chính sách nhà ở xã hội.

    10:43 | 11/10/2024
  • Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia để giải phóng nguồn lực đất đai

    Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, các chính sách, pháp luật về quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Đây là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, chiều 10/10.

    08:59 | 11/10/2024
  • Những đối tượng được miễn tiền thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công

    (Xây dựng) - Khoản 2 và Khoản 3, Điều 67 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024) quy định về miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc tài sản công.

    08:36 | 11/10/2024
  • Vĩnh Long: Cần hơn 100.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định số 1741/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3052/QĐ-UBND ngày 09/11/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Theo Quyết định này, tổng nhu cầu vốn để phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 là 44.229 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 56.201 tỷ đồng.

    21:54 | 10/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi bị thu hồi đất

    (Xây dựng) - Ngày 10/10, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 70/2024/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2024.

    21:49 | 10/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load