Thứ hai 13/01/2025 10:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Định mức dự toán bảo tồn di tích: 15 năm chưa cập nhật mới

14:50 | 16/04/2019

(Xây dựng) - Định mức bảo tồn di tích do Bộ VHTT&DL ban hành kèm theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BVHTT ngày 01/4/2004, đến nay đã 15 năm nhưng chưa cập nhật mới. Câu hỏi đặt ra, Bộ VHTT&DL có quan tâm đến việc bảo tồn các công trình xây dựng di tích lịch sử văn hóa?


 Cần xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với công tác bảo tồn mang tính đặc thù.

Cục Di sản khẳng định không có phản ánh tiêu cực

Ông Trần Đình Thành - Phó cục trưởng Cục Di sản (Bộ VHTT&DL) cho biết, định mức dự toán bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ban hành kèm theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BVHTT ngày 01/4/2004 của Bộ VHTT&DL quy định về chi phí vật liệu, nhân công trong hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được Bộ VHTT&DL xây dựng trên cơ sở khảo sát thực tế các công trường tu bổ di tích tiêu biểu trên cả nước và từ một số địa phương có hoạt động tu bổ di tích điển hình (TT-Huế, Hà Nội, Nam Định…); đồng thời tập trung điều tra thu thập số liệu từ các chuyên gia, những nghệ nhân, thợ có tay nghề cao. Tập định mức này cũng đã được thẩm định bởi Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) và được Bộ Xây dựng thỏa thuận trước khi Bộ VHTT&DL ban hành.

“Sau gần 15 năm áp dụng, đến nay chưa có tổ chức, cá nhân nào có ý kiến phản ánh về việc cần điều chỉnh định mức dự toán theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BVHTT; chưa có ý kiến của tổ chức, cá nhân nào trên cả nước phản ánh về việc áp dụng định mức dự toán theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BVHTT ảnh hưởng đến tiến độ thi công, chất lượng đầu tư xây dựng công trình và cũng không có ý kiến nào về chất lượng của các định mức trong Quyết định số này” - ông Thành cho biết.

Ông Trần Đình Thành cũng cho hay, trước đây khi ban hành Luật Di sản văn hóa năm 2001 chưa có quy định của Chính phủ về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Chỉ sau khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009 thì Chính phủ mới ban hành Nghị định số 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích làm căn cứ để xây dựng và ban hành định mức dự toán cho công tác này. Do đó, tại thời điểm xây dựng định mức dự toán ban hành theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BVHTT vào năm 2004, Bộ VHTT&DL đã xác định ưu tiên tập trung lựa chọn những định mức công việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích chủ yếu, còn một số định mức công việc chưa có trong tập định mức này như định mức cho công tác tu bổ công trình xây bằng vật liệu gạch của di tích Chăm không ảnh hưởng tới hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên cả nước trong suốt gần 15 năm thực hiện.

Bất cập là hiện hữu

Trong khi đó, ông Lê Văn Quảng - nguyên Phó giám đốc phụ trách Phân viện KHCNXD miền Trung (Bộ Xây dựng) cho biết, trong quá trình cơ quan này thực hiện làm công tác trùng tu di tích cho thấy nhiều vấn đề bất cập: Thiếu Quy chuẩn, tiêu chuẩn về công tác trùng tu và vật liệu (sơn thếp, chạm khắc, mái lợp truyền thống (các loại gạch ngói), pháp lam, ngói, gạch men…). Riêng tiêu chuẩn về nề ngõa đang được Viện Bảo tồn di tích thực hiện.

Muốn xây dựng, điều chỉnh bổ sung định mức bảo tồn di tích một cách chuẩn mực phải có chỉ dẫn kỹ thuật và định mức cho tất cả công tác. Hiện chưa có các định mức khảo sát hiện trạng, sưu tầm tư liệu, toàn bộ công tác trùng tu di tích đền Chămpa (xây gạch mài chập, điêu khắc trên gạch...); cần bổ sung, điều chỉnh và chú thích rõ các định mức dự toán cho công tác: Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; lưu ý có sự khác nhau về nề ngõa của các miền Bắc, Nam, Trung. Thuật ngữ tên gọi của các địa phương cũng khác nhau.

Ông Lê Văn Quảng cũng cho biết, khi thực hiện các dự án, Viện KHCNXD phải đảm bảo chất lượng công trình theo yêu cầu của thiết kế, linh hoạt xử lý ở công trường khi phát hiện những yếu tố mới, một số công việc chưa có định mức thì hai bên A - B cùng xác định tại công trường (không lớn), nếu công việc lớn phải xây dựng định mức trình duyệt (việc này rất khó khăn).

Bên cạnh đó, đơn giá được tính theo báo giá hàng tháng của địa phương, vật liệu đặc chủng, không phổ biến trên thị trường thì tham khảo thị trường, thuê thẩm định giá. Tất cả vật liệu phục hồi được tiến hành nghiên cứu (kỹ thuật sơn thếp, chống mất màu trong nề ngõa, bảo quản cấu kiện gỗ...), có giải pháp can thiệp thích ứng tăng độ bền vững và tuổi thọ, tìm giải pháp gia cường.

Ông Lê Văn Quảng kiến nghị, cần xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với công tác bảo tồn mang tính đặc thù, xây dựng chỉ dẫn kỹ thuật phục vụ cho việc xây dựng định mức, xây dựng quy trình công tác trùng tu di tích và xây dựng, bổ sung, điều chỉnh định mức.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Xây dựng đã tích cực triển khai nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Đề án hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng (ban hành theo Quyết định 2038/2017/QĐ-TTg ngày 18/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ) theo đúng lộ trình, đảm bảo tiến độ. Tuy nhiên, không ít Bộ, ngành, địa phương chậm trễ trong triển khai, thậm chí không gửi báo cáo tiến độ thực hiện Đề án về Bộ Xây dựng, điển hình là Bộ VHTT&DL trong xây dựng và hoàn thiện định mức cho công tác bảo tồn di tích.

Thanh Nga

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh Anh Trai “Say Hi” là chương trình biểu diễn nổi bật 2024

    (Xâydựng) - Chương trình âm nhạc Anh Trai “Say Hi”, sản xuất bởi VieON và Vie Channel (thuộc DatVietVAC Group Holdings), đã được vinh danh là “Chương trình biểu diễn nổi bật 2024” trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu các gương mặt nghệ sỹ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tối 11/1/2025.

  • Sắp khởi động Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - Ánh sáng Phương Đông 2025 Ocean City

    (Xây dựng) - Ngày 18/1 – 16/3/2025, tại Ocean City sẽ diễn ra Lễ hội Ánh sáng Phương Đông 2025. Với 580 sự kiện, 1.000 điểm trải nghiệm ẩm thực – mua sắm trong vòng 58 ngày, đây dự kiến là Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt du khách đến vui chơi trong dịp Tết Ất Tỵ

  • Hải Dương: Tượng đài Tiếng sấm đường 5 được đầu tư gần 56 tỷ đồng sắp hoàn thành

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng tượng đài Tiếng sấm đường 5 được khởi công xây dựng từ ngày 19/8/2023 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; với tổng vốn đầu tư 55,5 tỷ đồng, đến nay sắp được hoàn thành.

  • Hà Nội: Tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức Lễ hội

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025.

  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    20:27 | 03/01/2025
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

    08:14 | 03/01/2025
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

    20:57 | 01/01/2025
  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

    15:16 | 01/01/2025
  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

    09:37 | 01/01/2025
  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

    09:31 | 01/01/2025
  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

    18:15 | 30/12/2024
  • "Hồi sinh" phố cổ Bao Vinh

    Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.

    10:57 | 29/12/2024
  • Phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

    Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Hải Dương, diện mạo Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) ngày càng khang trang. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với khu di tích được bảo tồn, phát huy hiệu quả.

    08:04 | 29/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load