Thứ năm 28/03/2024 19:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Điệp khúc thiếu và yếu

14:55 | 03/03/2020

(Xây dựng) - Thực tiễn phát triển tại các đô thị lớn trên cả nước thời gian qua cho thấy, nhiều vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh đã bị “bỏ qua” hoặc bị phớt lờ.

diep khuc thieu va yeu
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Có thể thấy rõ điều này khi thị sát một số đô thị mới hay vùng lõi các đô thị. Tình trạng thiếu không gian công cộng, trường học, bệnh viện, các điều kiện hạ tầng thiết yếu bị cắt xén (hoặc chậm triển khai) hiển hiện.

Ngay Thủ đô, tình trạng chủ đầu tư xây dựng đô thị nhưng không xây trường học diễn ra khá phổ biến. Thậm chí, nhiều khu đô thị đã hình thành được 10 -15 năm nhưng trường học vẫn không có. Đơn cử, khu đô thị mới Phùng Khoang, Khu nhà ở Đài phát thanh phát sóng Mễ Trì, Khu đô thị Xuân Phương Viglacera, Khu đô thị Thành phố giao lưu, Khu đô thị Đoàn Ngoại giao, Khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, Dự án khu nhà ở và công trình công cộng tại xã Cổ Nhuế, Khu nhà ở để bán Quang Minh Vinaconex 2, Khu đô thị Lê Trọng Tấn Geleximco, Khu đô thị mới Vân Canh, Khu nhà ở Vĩnh Hoàng, Khu đô thị mới Cầu Bươu, Khu nhà ở Thạch Bàn, Khu đô thị Đặng Xá… Tình trạng này là do đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục theo quy hoạch KCN, khu đô thị tại các địa phương chưa đầy đủ, đồng bộ với việc phát triển KCN, đô thị.

Không chỉ có vậy, tình trạng kẹt xe nghiêm trọng ở hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM ngoài nguyên nhân do số xe ôtô, xe máy tăng nhanh còn do việc cấp phép ồ ạt các khu văn phòng, khách sạn, nhà ở, siêu thị… vào trung tâm đô thị cũ vốn đã quá tải; do quy hoạch khu trung tâm không hạn chế số nhà cao tầng, do giải tỏa hàng loạt nhà máy, kho tàng lẽ ra thành vườn hoa cây xanh nay lại cắm vào đó các siêu thị, trung tâm buôn bán, nhà văn phòng, khách sạn nhà ở; do một thời gian đầu không mở rộng đô thị để giãn dân.

Bên cạnh đó, tình trạng úng ngập cũng không phải chỉ do đường ống cũ, mưa lớn, triều cường ngày càng cao mà còn do chính các nhà quy hoạch, đã cấp phép hàng loại dự án cho lấp hàng loạt ao hồ, ruộng, nước sông ngòi, xung quanh các đô thị lớn lẽ ra phải tăng thêm diện tích hồ tiêu thủy, rừng cây nhưng các dự án lại cho tôn nền, lấp ao hồ, ruộng nước cao các khu đô thị mới làm cho khu đô thị cũ trũng hơn, ngập hơn việc quản lý yếu kém dẫn đến tình trạng lấn chiếm ao, hồ, kênh rạch đã thế các công trình tiêu thuỷ lại luôn đi sau một bước...

Xây mới, sửa sang là điều cần thiết để tạo lập bộ mặt đô thị khang trang hơn. Nhưng những hoạt động xây dựng, nếu vẫn theo lối thủ công, chụp giật thì người dân sẽ là nạn nhân đầu tiên gánh chịu hậu quả ô nhiễm môi trường cục bộ. Nguy hiểm hơn, khi những điều kiện tối thiểu để bảo đảm an toàn cho người dân không được quan tâm, bị phớt lờ, khi đó, không chỉ sức khỏe, mà tính mạng của người dân cũng có thể bị đe dọa.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load