Thứ sáu 29/03/2024 15:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Điện mặt trời mái nhà xưa khuyến khích, giờ quay đầu kêu cứu

19:06 | 25/09/2021

Từ chính sách khuyến khích đầu tư điện mặt trời mái nhà để được hưởng ưu đãi giá bán điện trong khoảng thời gian 20 năm. Thế nhưng, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, hàng loạt chủ đầu tư điện năng lượng mặt trời mái nhà ở miền Trung -Tây Nguyên phải làm đơn kêu cứu vì bị sa thải điện.

dien mat troi mai nha xua khuyen khich gio quay dau keu cuu
Điện mặt trời mái nhà từ khuyến khích đầu tư đến nay chủ đầu tư kêu cứu. Ảnh: PT

Điều này không chỉ gây ra tình trạng lãng phí nguồn điện mà còn khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh khó khăn, đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Nỗi lo vỡ nợ

Hiện, hàng nghìn chủ dự án đầu tư điện năng lượng mặt trời ở Miền Trung - Tây Nguyên đang “ngồi trên đống lửa” khi liên tục bị cắt giảm phát điện lên lưới.

Ông Lê Ngọc Anh (ở xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) có 2 dự án điện năng lượng mặt trời với công suất gần 2.000KW cho biết, từ đầu năm 2021 tới nay, đặc biệt là trong các tháng 7, 8, 9, dự án của ông liên tục bị nhận được tin nhắn thông báo huy động tiết giảm công suất phát lưới. Trung bình, mỗi tháng thiệt hại từ 50-70 triệu đồng vì việc tiết giảm này.

dien mat troi mai nha xua khuyen khich gio quay dau keu cuu
Miền Trung - Tây Nguyên là nơi tập trung hàng nghìn dự án điện mặt trời mái nhà. Ảnh: PT

“Tháng 2 và tháng 5 là tiết giảm luân phiên theo ngày. Từ tháng 7 tới nay, ngày nào cũng phải tiết giảm từ 11% đến 30% công suất. Việc tiết giảm này ảnh hưởng tới quá trình hoàn hồi vốn, trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp” - ông Anh cho hay.

Tương tự, Công ty TNHH Thái Hòa (Đắk Lắk) đầu tư 15 tỉ đồng xây dựng điện mặt trời mái nhà với công suất 999KW, dự kiến doanh thu bán điện khoảng 300 triệu/tháng.

Ông Trần Tiến Bình - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thái Hòa - cho biết, ngoài nguồn vốn tự có 5 tỉ đồng thì đơn vị đã vay thêm ngân hàng 10 tỉ đồng để thực hiện dự án điện năng lượng mặt trời. Hàng tháng, công ty phải trang trải chi phí khoảng 270 triều đồng bao gồm: 100 triệu đồng tiền lãi, 120 triệu đồng tiền gốc, thuế giá trị gia tăng 30 triệu đồng, chi phí vận hành 40 triệu đồng/tháng…

Tại tỉnh Khánh Hòa, một chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà (xin giấu tên) ở xã Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm cho hay, từ khi hoàn thành dự án, bán điện, các chủ đầu tư liên tục bị tiết giảm công suất, sản lượng điện (có tháng tiết giảm đến 5 ngày, làm giảm sản lượng điện khoảng 15%), gây khó khăn về tài chính.

“Chúng tôi hy vọng với giá điện cố định trong 20 năm và thỏa thuận mua hết sản lượng điện thì dự án sẽ bảo đảm việc trả nợ gốc, lãi hàng tháng cho ngân hàng, sớm hoàn vốn đầu tư và có một phần lợi nhuận.

Thế nhưng, việc Điện lực Khánh Hòa lấy lý do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 để tiết giảm điện đối với các dự án điện mặt trời mái nhà đã làm cho doanh nghiệp đã khó khăn càng chồng chất khó khăn, đẩy doanh nghiệp đến gần với nguy cơ phá sản” - chủ đầu tư dự án này nói.

dien mat troi mai nha xua khuyen khich gio quay dau keu cuu
Chủ đầu tư điện năng lượng mặt trời mái nhà ở Miền Trung - Tây Nguyên phải làm đơn kêu cứu vì bị sa thải điện. Ảnh: PT

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Gia Lai khi nhiều doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà đã kêu cứu lên lãnh đạo tỉnh vì việc bị tiết giảm, sa thải công suất điện liên tục khiến doanh thu giảm sút, ảnh hưởng đến việc trả nợ vay ngân hàng.

Trong khi đó, điện lực Gia Lai cho rằng, việc cắt giảm sẽ công khai, minh bạch và khi qua đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục tạo điều kiện để mua điện mặt trời.

Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, phần lớn các chủ đầu đầu tư điện mặt trời đều phải huy động vốn từ nguồn vay ngân hàng thương mại. Vì vậy, áp lực trả nợ gốc và lãi vay dự án của doanh nghiệp hàng tháng là rất lớn.

Việc ngành điện huy động các chủ đầu tư sa thải điện năng lượng mặt trời mái nhà không chỉ gây ra sự lãng phí về nguồn điện mà còn khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề.

Tất cả vì COVID-19?

Theo Công ty Điện lực Đắk Nông, do tình hình dịch bệnh nên nhu cầu tiêu thụ điện cả nước giảm, phải tiết giảm chung cả nước do Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia đã tính toán và phân bổ để bảo đảm vận hành an toàn đối với hệ thống điện quốc gia. Khi khống chế được dịch bệnh, kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng điện tăng thì sẽ không thực hiện tiết giảm.

dien mat troi mai nha xua khuyen khich gio quay dau keu cuu
Doanh nghiệp điện mặt trời mái nhà An An ở xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, Gia Lai kêu khó vì bị cắt giảm điện liên tục. Ảnh: T.T

Tương tự, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa vừa gửi văn bản cho các chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà về kế hoạch tiết giảm công suất, sản lượng điện mặt trời.

Ông Trần Đăng Hiền - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa - giải thích rằng, việc thực hiện giảm huy động từ nguồn điện mặt trời mái nhà nhằm cân bằng giữa nguồn điện và phụ tải sử dụng điện, bảo bảo an toàn hệ thống điện, thực hiện kế hoạch huy động nguồn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung.

Khi đại dịch COVID-19 được đẩy lùi, nền kinh tế hồi phục và phụ tải bắt đầu tăng trở lại, ngành điện sẽ tăng dần việc huy động công suất nguồn phát. Khi đó, đơn vị sẽ tạo điều kiện để chủ đầu tư khai thác hiệu quả việc phát điện của công trình điện mặt trời mái nhà lên hệ thống điện.

Còn tại Đắk Lắk, ông Hà Văn Chương - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Đắk Lắk - cho rằng, việc cắt giảm điện năng lượng mặt trời gây ra sự lãnh phí nhưng do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua nên nhu cầu sử dụng trong thời gian gần đây giảm mạnh.

Do đó, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung có thông báo huy động nguồn điện năng lượng mặt trời nên đơn vị đã thông báo đến các chủ đầu tư, người dân có lắp điện mặt trời biết.

“Việc cắt giảm sẽ khiến cho chủ đầu tư, người dân gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng vì đa số tiền đầu tư đều vay vốn ngân hàng. Để giúp đỡ các chủ đầu tư, tôi nghĩ ngân hàng cũng nên có những ưu đãi, giảm nợ trong thời gian này cho khách hàng vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ngành điện cũng sẽ huy động tối ưu theo phân bổ của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung về việc huy động của các chủ đầu tư nhằm bảo đảm quyền lợi của các chủ đầu tư” - ông Chương nói.

Theo NHÓM PV/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load