Thứ sáu 26/04/2024 01:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Điện mặt trời: Không có cơ chế mua giảm giá nên "thừa thì cắt bỏ"

14:15 | 21/02/2021

Một nhà đầu tư điện mặt trời ở Hà Nội cho biết, hiện nay, chưa có cơ chế hợp đồng mua giảm giá cho điện mặt trời nên vẫn là câu chuyện "thừa thì cắt bỏ". Chính vì vậy, nếu có cơ chế tốt cho nguồn năng lượng tái tạo, có thể chia sẻ chi phí cho các nhà máy chạy dự phòng, để tăng khả năng tích hợp vào lưới, khi đó giảm giá mua điện mặt trời thì rất tốt.

"Thiếu điện đã đau đầu, thừa điện còn mệt mỏi hơn"

Ông Dương Quang Thành – Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực EVN - trong một cuộc họp tổng kết gần đây, đã chia sẻ: Các chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời thường xuyên nhắn tin để phàn nàn về việc dự án của họ phải chịu cảnh cắt giảm.

“Họ kêu rằng cứ vận hành như thế thì làm sao chúng tôi có đủ tiền để trả ngân hàng. Với tập đoàn, thiếu đã rất đau đầu nhưng thừa điện còn mệt mỏi hơn”, ông Thành nói.

Chia sẻ của ông Dương Quang Thành không chỉ cho thấy nỗi lo của các nhà đầu tư khi "đổ tiền" làm điện mặt trời, mà còn là sự nan giải trong vận hành, điều độ hệ thống điện, đảm bảo an toàn, ổn định trong cấp điện khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng mạnh trong cơ cấu nguồn.

Ông Nguyễn Đức Ninh - Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc tăng trưởng thấp hơn dự kiến khiến ngành điện đối diện với bài toán nan giải... thừa điện, nhiều nhà máy điện mặt trời phải cắt giảm sản lượng vào giờ cao điểm.

dien mat troi khong co co che mua giam gia nen thua thi cat bo
Thừa điện mặt trời là câu chuyện nan giải. Ảnh: EVN

Đặc biệt, trong những ngày Tết vừa qua, công suất tiêu thụ điện cao nhất của toàn hệ thống điện Quốc gia trung bình ngày chỉ ở mức khoảng 22.800 MW, sản lượng tiêu thụ điện ở mức khoảng 418 triệu kWh/ngày. Mức tiêu thụ điện trung bình ngày toàn quốc trong kỳ nghỉ Tết thấp hơn khoảng 27% về công suất và thấp hơn 32% về sản lượng so với mức trung bình ngày của tuần trước Tết.

Tổng công suất phụ tải tiêu thụ điện toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa các ngày trong dịp Tết Tân Sửu xuống rất thấp, chỉ còn ở mức khoảng 12.500 - 13.500 MW.

Hiện tại, tổng công suất lắp đặt nguồn toàn hệ thống đã ở mức khoảng 69.000 MW với hơn 21.600 MW năng lượng tái tạo (riêng về điện mặt trời đã có công suất tổng cộng hơn 16.000 MW) thì đã có sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn phát và phụ tải tiêu thụ vào các giờ thấp điểm trưa.

Nên có cơ chế mua giảm giá điện mặt trời

Theo văn bản của Bộ Công Thương, tình huống hệ thống điện dư thừa công suất đang phát lên hệ thống so với phụ tải tiêu thụ đã được đánh giá là tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, an ninh của hệ thống điện vì có thể khiến tần số hệ thống điện tăng cao, thậm chí gây sự cố lan tràn trên toàn hệ thống điện quốc gia.

Trao đổi với Lao Động, một nhà đầu tư điện mặt trời ở Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với dịp nghỉ Tết Nguyên đán đã khiến nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc tăng trưởng thấp, cho nên phải cắt giảm nguồn năng lượng tái tạo.

Theo người này, hiện nay, chưa có cơ chế hợp đồng mua giảm giá cho điện mặt trời nên vẫn là câu chuyện "thừa thì cắt bỏ".

"Tôi cho rằng, nếu có cơ chế tốt cho nguồn năng lượng tái tạo, có thể chia sẻ chi phí cho các nhà máy chạy dự phòng, để tăng khả năng tích hợp vào lưới, khi đó giảm giá năng lượng tái tạo để chia sẻ vẫn tốt hơn cắt bỏ", người này nói, đồng thời nhấn mạnh, cần công khai, minh bạch số liệu dự báo nhu cầu phụ tải, danh sách tổng công suất các dự án đã vào vận hành, đang xây dựng cho tất cả loại hình nhà máy điện.

Đồng thời, làm rõ tổng cung và cầu của hệ thống điện theo từng năm để tránh nhà đầu tư - đầu tư vượt cầu, gây lãng phí xã hội.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Hội đồng khoa học, Ủy viên BCH Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, trong thời điểm "nhỡ nhàng" như hiện nay, ngành điện phải cùng với chủ đầu tư hoàn thiện các công trình điện mặt trời còn đang dang dở, nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn với hệ thống khi đưa vào sử dụng.

Đối với điện mặt trời áp mái thì chủ đầu tư vẫn tiếp tục hoàn thiện và trước hết sử dụng cho nội bộ mình trong thời gian "chờ". Nếu có tiềm lực thì đây là thời điểm các nhà đầu tư xây dựng các bộ tích trữ năng lượng. Đó là cách giải quyết trong thời gian chờ chính sách.

"Với các dự án điện mặt trời quy mô lớn cần phải chuyển sang cơ chế đấu thầu, đảm bảo tính hội nhập, cạnh tranh và tính thị trường. Việc áp dụng cơ chế đầu thầu cũng giúp cho chủ đầu tư giảm chi phí sản xuất kinh doanh, người dân được mua điện giá rẻ. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư cần tính toán để có nguồn phát hấp dẫn nhất", ông Tuấn nói.

Theo Cường Ngô/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load