Thứ hai 16/09/2024 21:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Diễn biến thời tiết trên cả nước dịp Tết Đinh Dậu 2017

21:40 | 21/01/2017

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương vừa đưa ra bản tin nhận định xu thế thời tiết phục vụ dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, theo đó, khu vực Bắc Bộ càng gần Tết nhiệt độ sẽ tăng dần, trời ấm áp. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên dịp Tết này phổ biến kiểu thời tiết không mưa, ngày nắng, nhiệt độ ban ngày từ 27-30 độ C.

Càng gần Tết nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc sẽ tăng dần, trời ấm áp. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì kiểu thời tiết không mưa, trời nắng, nhiệt độ ban ngày 27-30 độ C.
Càng gần Tết nhiệt độ tại các tỉnh miền Bắc sẽ tăng dần, trời ấm áp. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì kiểu thời tiết không mưa, trời nắng, nhiệt độ ban ngày 27-30 độ C.

Khu vực Bắc Bộ: Ngày 21/1 không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh miền Bắc. Do vậy, từ ngày 21-22/1 (24-25 tháng Chạp), ở Bắc Bộ trời tiếp tục rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 13 – 15 độ C, vùng núi Bắc Bộ có rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 11-13 độ C, khu vực núi cao dưới 10 độ C.

Từ ngày 23-25 (26-28 tháng Chạp), sáng sớm có mưa nhỏ vài nơi và sương mù rải rác, nhiệt độ tăng chậm nhưng còn trong ngưỡng trời rét với nhiệt độ thấp nhất từ phổ biến từ 13-15 độ C, sau tăng lên 14-17 độ C và cao nhất vào trưa chiều khoảng 19-22 độ C, khu tây bắc trên 23 độ C.

Từ ngày 26 đến 30/1 (29 tháng Chạp – mùng 3 Tết), trời khô ráo, trưa chiều hửng nắng, nhiệt độ tiếp tục tăng, trời ấm áp. Sau đó không khí lạnh có khả năng ảnh hưởng đến khu vực, trời chuyển nhiều mây, có mưa nhỏ và nhiệt độ giảm dần.

Khu vực Trung Bộ: Bắc Trung Bộ: Từ ngày 21-22/1 (24-25 tháng Chạp) do ảnh hưởng của không khí lạnh, có mưa và mưa nhỏ rải rác, trời rét với nhiệt độ thấp nhất khoảng 14 – 17 độ C. Từ ngày 23 – 25 (26-28 tháng Chạp), có mưa vài nơi, nhiệt độ tăng dần, trời chỉ còn rét nhẹ, nhiệt độ thấp nhất khoảng 17- 19 độ C. Từ ngày 26 đến 30/1 (29 tháng Chạp – mùng 3 Tết) nhiệt độ tiếp tục tăng, trưa chiều có nắng nhẹ.

Khu vực Trung và Nam Trung Bộ: Từ 21-23/1 (24-26 tháng Chạp), có mưa rải rác ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam, thấp nhất phổ biến từ 19-22 độ C, cao nhất 23 – 26 độ C. Riêng các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận, có mưa vài nơi, ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 22-24 độ C, cao nhất từ 27 – 30 độ C. Từ ngày 24-26/1 (27-29 tháng Chạp) có khả năng các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa có mưa rào và có nơi có giông, nhiệt độ có xu hướng giảm nhẹ.Từ ngày 27/1 (ngày 30 tháng Chạp), mưa giảm, ngày trời có nắng.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Từ 21/1-30/1 (23 tháng Chạp - mùng 3 Tết) phổ biến không mưa, ngày trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất 17-20 độ C ở Tây Nguyên và 22-25 độ C ở Nam Bộ, ban ngày nhiệt độ từ 27 – 30 độ C ở Tây Nguyên và 30-33 độ C tại Nam Bộ.

Riêng vùng ven biển miền Đông Nam Bộ có khả năng có mưa, mưa rào rải rác trong thời kỳ từ ngày 24-26/1 (27-29 tháng Chạp).

Theo Nguyễn Dương/Dantri.com.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Ban Dân dụng

    (Xây dựng) – Đi tất cả các tầng của từng khối nhà đang hoàn thiện, mục sở thị từng hạng mục đang lắp đặt thiết bị, nội thất của hai công trình lớn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng tỉnh Quảng Ngãi (Ban Dân dụng) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao quá trình tổ chức thực hiện, quản lý dự án của đơn vị.

  • Hà Nội “hồi sinh” những cây xanh bị ngã đổ sau mưa bão như thế nào?

    (Xây dựng) – Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong số hơn 40.000 cây xanh ở Hà Nội bị gãy đổ trong những ngày qua, dự kiến có khoảng 3.000 cây có thể cứu, trong đó có 100 cây quý hiếm. Thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão Yagi là bài học đắt giá cho các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác cắt tỉa cây xanh nhằm chuẩn bị cho mùa mưa bão cũng như việc chăm sóc, nuôi trồng cây xanh ra sao để phù hợp với điều kiện phát triển tại các đô thị lớn như Hà Nội.

  • Lào Cai: Hơn 10.000 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi

    (Xây dựng) - Hoàn lưu cơn bão số 3 đã để lại cho Lào Cai những thiệt hại nặng nề, với số người chết và mất tích nhiều nhất cả nước. Đồng thời, làm thiết hại đến các cơ sở vật chất như nhà cửa, đường sá, trường học và trạm y tế gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

  • Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm công tác phòng, chống bão số 3

    (Xây dựng) – Ngày 16/9, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm công tác thực hiện phòng, chống, khắc phục ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn huyện.

  • Yên Bái: Tập trung cứu nạn cứu hộ, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

    (Xây dựng) – Để khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), tỉnh Yên Bái đã chủ động, khẩn trương và kịp thời thực hiện nhiều biện pháp để cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm người mất tích, ổn định chỗ ở và thăm hỏi, tặng quà các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

  • Hà Nội: Thành lập Tổ công tác tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính

    (Xây dựng) - Ngày 16/9, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Quyết định thành lập Tổ công tác tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính, phối hợp hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố Hà Nội.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load