Thứ tư 18/09/2024 21:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Điểm danh những chung cư sắp sập tại TP.HCM

09:44 | 05/09/2019

Trong khi quá trình di dời, cải tạo và xây dựng lại các toà nhà chung cư cũ ở TP.HCM vẫn còn chậm chạp, nhiều người vẫn đang sống trong những căn hộ xuống cấp, nguy hiểm cận kề.

Chung cư số 155-157 đường Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) thuộc diện phải di dời khẩn cấp vì đã được xây dựng cách đây hơn 50 năm. Chung cư rộng gần 600 m2 cao 7 tầng với tổng diện tích sàn hơn 4.000 m2. Mặc dù UBND quận 1 đã thông báo kế hoạch xây dựng mới, chung cư 155-157 Bùi Viện vẫn chưa tìm được nhà đầu tư, trong khi người dân đã di dời gần hết. Vị trí của chung cư này được đánh giá là “vị trí vàng” của quận 1, có giá đất cao hàng đầu thành phố và nằm ngay trên khu phố Tây sầm uất. Ảnh: Lê Quân.

Lô E chung cư 518 Võ Văn Kiệt là toà nhà 5 tầng có 38 hộ dân đang sinh sống. Đầu năm 2019, Sở Xây dựng TP.HCM đưa ra kết quả kiểm định cho thấy công trình này bị nghiêng 45 cm, lún cục bộ 38 cm và có thể sập bất kỳ lúc nào. Dự án do Công ty Kinh doanh nhà TP làm chủ đầu tư đã đưa vào sử dụng khoảng 20 năm. Đầu năm 2019, lãnh đạo UBND TP.HCM đã chấp thuận đề xuất của UBND quận 1 về việc tháo dỡ khẩn trương lô E chung cư 518 Võ Văn Kiệt và xây mới nhằm đảm bảo an toàn cho người dân. Ảnh: Lê Quân.

Chung cư 6 Bis nằm dưới dốc cầu Khánh Hội, nối trung tâm quận 1 và quận 4, thuộc đường Nguyễn Tất Thành, được xây dựng trước năm 1975. Công trình kết cấu một trệt một lầu này nằm trong diện tích khu đất phù hợp quy hoạch gần 700 m2. Chung cư này được đánh giá mức độ nguy hiểm cấp D, thuộc diện nhà chung cư nguy hiểm cần phải di dời, phá dỡ khẩn cấp theo quy định. Hiện nay, công trình này đã hoàn tất thủ tục di dời người dân sang nơi an toàn. Ảnh: Lê Quân.

Chung cư Vĩnh Hội được xây dựng từ trước năm 1975 với quy mô 4 tầng trên diện tích khoảng gần 4.000 m2, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, không còn đảm bảo các điều kiện an toàn cho người dân sinh sống, xếp loại nguy hiểm cấp D. Theo UBND quận 4, trước đây dự án xây mới chung cư Vĩnh Hội được chấp thuận giao cho một nhà đầu tư. Tuy nhiên, sau 10 năm, dự án vẫn không thực hiện được, buộc Nhà nước phải thu hồi giấy phép của chủ đầu tư trên và tìm chủ đầu tư mới. Ảnh: An Huy.

Chung cư Cửu Long tọa lạc tại số 128 Hai Bà Trưng, phương Đa Kao, quận 1 là công trình được xây dựng từ trước năm 1975. Từ năm 2007, khi chung cư có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng, UBND quận 1 đã lên phương án di dời cư dân để xây lại chung cư này. Tuy nhiên, sau 10 năm chưa đưa ra được phương án cải tạo, trong khi công trình ngày càng yếu và có thể sập bất cứ lúc nào, tháng 8/2017, UBND quận 1 đã tổ chức cưỡng chế di dời cư dân. Chủ đầù tư của dự án án xây mới chung cư Cửu Long là Công ty Phát triển nhà châu Á - Thái Bình Dương. Quá trình triển khai dự án vẫn đang còn một số vướng mắc. Ảnh: Hải Tuệ.

Là một công trình hơn 60 năm tuổi ở giữa trung tâm quận 1, chung cư số 23 Lý Tự Trọng với diện tích hơn 1.200 m2 đã hoàn tất quá trình giải tỏa. Sau khi di dời, các hộ dân được tự chọn chủ đầu tư xây dựng mới là Công ty CP Địa ốc Downtown. Chung cư 23 Lý Tự Trọng nằm đối diện với Bệnh viện Nhi đồng 2 và gần các công trình trung tâm của quận 1 như UBND thành phố, Nhà thờ Đức Bà. Ảnh: Hải Tuệ.

Chung cư 43 Bình Tây ở phường 1, quận 6 có diện tích 1.653 m2, là nơi sinh sống của 48 căn hộ. Đây là một trong những công trình được UBND thành phố giao UBND quận Tân Bình thực hiện di dời do dư hỏng nặng. Tuy nhiên, nói với Zing.vn, một số hộ dân ở đây cho biết họ chưa thể di dời vì mức đến bù chưa thoả đáng, trong khi nhiều căn nhà vẫn đủ điều kiện sinh sống. Ảnh: Hải Tuệ.

Nằm ở nút giao giữa đường Trần Hưng Đạo và đường Châu Văn Liêm (phường 11, quận 5), chung cư 440 Trần Hưng Đạo được xây dựng từ trước năm 1975 có kết cấu gồm trệt, lửng, 2 lầu, sân thượng và mái bê tông cốt thép. Đây là nơi sinh sống của khoảng hơn 30 hộ dân. Kết quả kiểm định cho thấy mức độ nguy hiểm của công trình ở cấp khả năng chịu lực của kết cấu không đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, khả năng sụt lún cao. UBND thành phố mới đưa ra yêu cầu hộ dân đến tạm cư ở cao ốc An Phú để cơ quan chức năng tháo dỡ công trình và đảm bảo an toàn. Ảnh: Hải Tuệ.

Là một trong 5 chung cư hư hỏng nặng cần được di dời khẩn cấp, tháo dỡ và xây dựng lại của quận Tân Bình, chung cư 149-151 Lý Thường Kiệt (phường 7) có diện tích 282,04 m2 với 21 hộ sinh sống. Trước thông tin về việc di dời, một số hộ dân vẫn còn bám trụ với lý do chưa nhận được kế hoạch xây mới chung cư cụ thể và còn vướng mắc trong chính sách tái định cư. Ảnh: Hải Tuệ.

Cách đó không xa, chung cư 137 Lý Thường Kiệt quận Tân Bình có diện tích đất 291 m2 với 34 hộ có cấu trúc một trệt, 2 lầu và mái tôn cũng nằm trong danh sách phải di dời. Mặt tiền của khu chung cư này được các hộ dân tận dụng để kinh doanh. Ngoài ra, trên địa bàn quận Tân Bình còn có chung cư 47 Long Hưng, chung cư 40/1 Tân Phước và chung cư 170-171 Tân Châu thuộc diện hư hỏng nặng, cần được di dời, tháo dỡ và xây dựng lại. Ảnh: Hải Tuệ.

Theo Hải Tuệ/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Kon Tum: Đối phó với động đất

    (Xây dựng) - Trong thời gian gần đây, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum liên tục hứng chịu nhiều trận động đất lớn, nhỏ gây ra nỗi lo lắng và bất an cho hàng nghìn người dân sống tại khu vực này. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, huyện Kon Plông đã có gần 300 trận động đất được ghi nhận, có trận đạt tới cường độ 4,7 độ Richter, làm nứt toác nhà cửa, công trình xây dựng, đe dọa cuộc sống bình yên của người dân.

  • Kỳ vọng đột phá từ tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu

    (Xây dựng) - Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đối với hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

  • Cách nào xử lý cây xanh ngã đổ do bão lũ?

    (Xây dựng) - Sau bão lũ, hàng loạt cây xanh ở các khu đô thị, làng xóm bị ngã đổ, gãy cành, gây thiệt hại về tài sản và sinh mạng của người dân. Theo lẽ thường, phần lớn số cây xanh này được cắt bỏ, giải phóng giao thông đi lại cho người dân. Nhưng việc cắt bỏ này chưa hợp lý, gây lãng phí. Tôi đề xuất một số ý kiến về việc xử lý cây xanh ngã đổ này.

  • Hải quan và Cục Thuế Đồng Nai quyên góp hơn 600 triệu đồng hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại sau bão số 3

    (Xây dựng) - Sau 2 ngày phát động, cán bộ công chức ngành Hải quan tỉnh Đồng Nai đã quyên góp được gần 260 triệu đồng gửi đến đồng bào phía Bắc để khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

  • CADI-SUN ủng hộ đồng bào vùng bão lũ hơn 1,1 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên CADI-SUN đã cùng nhau quyên góp ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load