Thứ sáu 19/04/2024 21:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Dịch COVID-19: Doanh nghiệp sản xuất tôn thép có còn sức nóng?

14:19 | 01/10/2021

Theo giới phân tích, tăng sản lượng xuất khẩu cộng với hưởng lợi từ chủ trương giải ngân mạnh vốn đầu tư công sẽ là giải pháp hỗ trợi các doanh nghiệp thép để bù đắp cho nhu cầu.

dich covid 19 doanh nghiep san xuat ton thep co con suc nong
Sản xuất thép cuộn xuất khẩu tại Công ty TNHH Thép JFE Shoji Hải Phòng, vốn đầu tư Nhật Bản, tại Khu công nghiệp đô thị VSIP Hải Phòng. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Dù lượng tiêu thụ thép xây dựng “về đáy” trong vòng 5 năm, song lượng xuất khẩu thép các loại không ngừng tăng nóng trong thời gian qua.

Theo giới phân tích, tăng sản lượng xuất khẩu cộng với hưởng lợi từ chủ trương giải ngân mạnh vốn đầu tư công sẽ là một sự hỗ trợ lớn trong những tháng cuối năm đối với các doanh nghiệp thép để bù đắp cho nhu cầu suy yếu tại thị trường nội địa do khó khăn từ dịch COVID-19.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, riêng tháng Tám vừa qua, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,53 triệu tấn, với trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng 33,8% về lượng và 35,2% về trị giá so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, trị giá xuất khẩu của mặt hàng này cao gấp 2,5 lần.

Đây là tháng có trị giá xuất khẩu sắt thép các loại cao nhất từ trước đến nay và là tháng thứ hai liên tiếp vượt 1 tỷ USD. Lũy kế 8 tháng qua, cả nước xuất khẩu 8,54 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá đạt gần 7,1 tỷ USD; tăng 43,4% về lượng và 127% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Giới phân tích cho rằng việc xuất khẩu thép tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thép không ngừng gia tăng do sự bùng nổ của ngành công nghiệp ôtô và sự hồi phục sau đại dịch của ngành xây dựng. Trong khi đó, nguồn thép tại quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang siết chặt thực hiện các giải pháp xanh môi trường. Còn hầu hết các trung tâm sản xuất thép lớn của thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tiếp tục tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước và hạn chế xuất khẩu.

Riêng tại Trung Quốc, dù sản lượng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường này ghi nhận giảm trong thời gian qua nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chứng khoán Maybank Kim Eng nhận định nước này sẽ sớm tăng nhập khẩu thép trở lại.

Bởi, chỉ có nhập khẩu thép mới giúp Trung Quốc vừa đáp ứng mục tiêu đầu tư hạ tầng cơ sở nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và các mục tiêu dài hạn đến năm 2035, vừa hạn chế sản xuất thép bằng công nghệ lò thổi với chính sách giảm phát thải carbon ban hành trước đó. Hơn nữa, Trung Quốc vừa quyết định cắt bỏ các khoản hoàn thuế xuất khẩu một số sản phẩm thép và cân nhắc tăng thuế xuất khẩu thép từ nước này.

Trước động thái trên, các chuyên gia phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC đặt kỳ vọng lớn vào sự tăng trưởng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) với lợi thế sản xuất thép bằng công nghệ lò thổi, luyện thép từ quặng sắt, tương đồng với công nghệ sản xuất thép thô tại Trung Quốc hiện nay. Hòa Phát sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu phôi thép, thép xây dựng thành phẩm sang Trung Quốc để bù đắp cho nhu cầu suy yếu tại thị trường nội địa.

Cùng với đó, Hòa Phát đang được hưởng lợi “song trùng” khi xuất khẩu sang nhiều thị trường ngoài Trung Quốc khi giá quặng sắt nguyên liệu (chiếm 35% tổng chi phí sản xuất) đang giảm mạnh và giá thép thành phẩm đầu ra neo ở mức cao trong thời gian qua.

Ghi nhận giá cả nguyên liệu thế giới tại thời điểm ngày 20/9, giá quặng sắt trên thị trường Singapore mất gần 60% giá trị so với mức kỷ lục vào tháng 5 và lần đầu tiên dưới ba con số trong hơn một năm. Ngược lại, giá thép tại Mỹ liên tục ghi nhận kỷ lục, với giá cán nóng hiện khoảng 2.100 USD/tấn và thép cán nguội lên 2.400 USD/tấn. Tập đoàn Nippon tại Nhật Bản mới đây đã tăng giá thép thêm 182 USD/tấn, là mức tăng lớn nhất trong 10 năm qua. Các thị trường Đài Loan (Trung Quốc), châu Âu hay Ấn Độ cũng được dự báo sớm tăng giá thép trong thời gian tới.

Bên cạnh sức nóng từ thép, tôn mạ đang dần mở rộng tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp thép. Theo số liệu cập nhật gần nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng này trên tổng sản lượng tiêu thụ tiếp tục nâng từ 62% trong tháng Sáu lên 70% trong tháng Bảy vừa qua, vượt qua mức đỉnh hồi tháng Hai năm nay. Đáng chú ý là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) và Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (mã chứng khoán: NKG) chiếm 60% thị phần tôn mạ.

Tháng Tám vừa qua, Hoa Sen ghi nhận sản lượng bán 150.781 tấn tôn mạ, riêng xuất khẩu là 123.080 tấn, chiếm tỷ trọng 81%, duy trì so với tháng trước. Thép Nam Kim cũng ghi nhận bán 86.299 tấn tôn mạ, tăng 14,3% so với tháng trước; trong đó, xuất khẩu 80.610 tấn, tăng 30% và tỷ trọng đóng góp tăng lên 93%. Cả 2 doanh nghiệp đều có đơn hàng xuất khẩu để hoạt động hết công suất đến hết tháng 11, tức là sang quý 1 của niên độ tài chính 2021-2022.

Về thị trường xuất khẩu, Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu sắt thép có giá trị tăng vượt trội của Việt Nam. Hiệp hội Thép thế giới (Worldsteel) dự báo, nhu cầu thép tại hai thị trường này tăng hơn 10% trong năm 2021 và còn dư địa tiếp tục tăng trong năm 2022. Đặc biệt, EU - thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam sau khi chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do EVFTA đang áp hạn ngạch nhập khẩu thép đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc; từ đó, tạo ra nhu cầu lớn đối với tôn mạ Việt Nam.

Bên cạnh đó, với việc giá thép trong nước đang duy trì ở mức thấp hơn so với thế giới giúp gia tăng biên lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ như Hoa Sen và Thép Nam Kim.

Tuy nhiên, theo phân tích của các công ty chứng khoán, trong những tháng cuối năm, doanh nghiệp thép cũng gặp những rủi ro. Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ khi Việt Nam đang phải chịu thuế chống bán phá giá tại một số thị trường như Malaysia và có thể tiếp tục là Indonesia. Đơn cử như Thép Nam Kim vào tháng Bảy vừa qua đã bị Malaysia chính thức áp thuế chống bán phá giá với tỷ lệ 34%. Việc này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cuối năm.

dich covid 19 doanh nghiep san xuat ton thep co con suc nong
Sản xuất thép. (Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam+)

Về phía Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhấn mạnh tới rủi ro chênh lệch giá đối với doanh nghiệp tập trung xuất khẩu tôn mạ. Do chênh lệch giữa nguyên liệu đầu vào là thép cuộn cán HRC và đầu ra là tôn mạ nhỏ hơn nhiều so với chênh lệch giá giữa quặng sắt và thép thành phẩm trong cùng ngành. Điều này sẽ khiến biên lợi nhuận giảm khi doanh nghiệp sử dụng hết HRC tồn kho có chi phí thấp.

Mới đây, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ ngành, địa phương về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ, nguồn vốn đầu tư công khoảng 250.000 tỷ đồng còn lại của năm 2021 là nguồn lực rất quan trọng trong lúc dịch bệnh tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và đời sống nhân dân.

Thủ tướng yêu cầu, phải xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng từ nay đến cuối năm, thúc đẩy giải ngân đạt tỷ lệ cao nhất có thể, vừa bảo đảm tiến độ, vừa nâng cao chất lượng, siết chặt kỷ luật kỷ cương, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Đây cũng được xem là cơ hội cho nhóm ngành thép bứt tốc trong những tháng cuối năm.

Trước đó, tổng kết 9 tháng niên độ tài chính 2020-2021 từ 1/10/2020 đến 30/6/2021, Hoa Sen đạt doanh thu gần 33.000 tỷ đồng, hoàn thành 99,8% kế hoạch năm; lợi nhuận đạt 3.371 tỷ đồng, tăng 381% so với cùng kỳ và hoàn thành hơn 2,2 lần kế hoạch cả năm; trong đó, giá tôn thép hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp này.

Với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, số liệu mới nhất lũy kế 6 tháng năm 2021, doanh thu của công ty đạt gần 66.900 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng quý 2 năm nay, Hòa Phát đạt doanh thu 35.400 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước đó; lợi nhuận sau thuế đạt 9.745 tỷ đồng, tăng 3,5 lần.

Thời gian tới, bên cạnh xuất khẩu thép, Hòa Phát sẽ tăng dần tỷ trọng xuất khẩu đối với sản phẩm tôn mạ kẽm và mạ lạnh, đảm bảo đáp ứng đa dạng các yêu cầu về chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như mở rộng cơ hội tiếp cận nhiều thị trường xuất khẩu khác trên thế giới.

Cùng thời gian này, Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt 11.862,4 tỷ đồng, tăng trưởng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, doanh thu xuất khẩu là 6.796 tỷ đồng, tăng gấp gần 6 lần. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.166,2 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo thuyết minh của doanh nghiệp, một trong những yếu tố gia tăng doanh thu cho công ty đến từ các kênh xuất khẩu./.

Theo Diệp Anh (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cát cho công trình

    (Xây dựng) – Từ ngày 15/4, nhà thầu thi công tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vui mừng khi chứng kiến những chiếc sà lan chở cát đến công trình. “Hơn 10 tháng kể từ ngày khởi công, công trình nào cũng “đói” cát. Sợ chậm tiến độ, chúng tôi phải thi công cầu, dọn dẹp mặt bằng, bóc đất hữu cơ… chờ cát. Giờ cát có rồi nhưng không biết cầm chừng được bao lâu, bao giờ, dân công trình hết nỗi lo thiếu cát”, ông Nguyễn Tất Đạt - Chỉ huy trưởng gói thầu 11 (thuộc Tập đoàn Định An) đoạn qua địa phận thành phố Cần Thơ lo âu.

  • Vĩnh Phúc: Khan hiếm vật liệu san lấp, nhiều công trình lo chậm tiến độ

    (Xây dựng) - Tiến độ nhiều công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nguồn đất san lấp ngày một khan hiếm. Đặc biệt là với các dự án công nghiệp, giao thông trọng điểm cần khối lượng sử dụng lớn thì vấn đề đáp ứng nguồn đất san lấp mặt bằng ngày càng trở nên cấp thiết.

  • Vụ trúng đấu giá nhưng doanh nghiệp không thể khai thác: Tỉnh Bình Định sẽ kiểm tra, rà soát lại

    (Xây dựng) – Ngày 27/1/2024, Báo điện tử Xây dựng có bài viết “Bình Định: Trúng đấu giá mỏ cát nhưng không thể khai thác, doanh nghiệp kêu cứu”, phản ánh tình trạng một số doanh nghiệp trúng đấu giá các mỏ khai thác vật liệu xây dựng tại huyện Hoài Ân (Bình Định) nhưng không thể khai thác bởi sự ngăn cản của người dân.

  • Lâm Đồng: Đình chỉ việc khai thác cao lanh của Công ty Tuấn Thiện

    (Xây dựng) - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản đối với Công ty TNHH Thương mại và Trồng trọt Tuấn Thiện (Công ty Tuấn Thiện) tại xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc.

  • Kon Tum: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ra Văn bản số 1233/UBND-NNTN yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

  • Hà Tĩnh: Thông tin giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu quý I/2024

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản số 1157/SXD-QLHĐXD về việc thông tin về giá một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu quý I năm 2024 các khu vực trong tỉnh.

Xem thêm
  • Gạch Hải Minh - chuyên gia giải pháp gạch toàn diện

    (Xây dựng) - Gạch Hải Minh cung cấp chính hãng các loại gạch lát nền, gạch ốp tường chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng như Taicera, Viglacera, Đồng Tâm,... phù hợp cho các công trình nhà ở, thương mại và công cộng.

    17:20 | 16/04/2024
  • Tấm nhựa Eco thu hút đông đảo khách tham quan tại Vietbuild 2024

    (Xây dựng) - Gian hàng của Tấm nhựa Eco tại Triển lãm Vietbuild 2024 đã thu hút đông đảo khách tham quan bởi những sản phẩm vật liệu xanh thân thiện với môi trường được làm từ nhựa tái chế. Đây là sự kiện diễn ra từ ngày 10 đến 14/4 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

    09:38 | 15/04/2024
  • Thêm 2 mỏ đất được cấp phục vụ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh

    (Xây dựng) - Mỏ đất san lấp tại xã Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) và mỏ đất san lấp tại xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc) vừa được các đơn vị liên quan phối hợp cùng chính quyền địa phương bàn giao mốc ranh giới khu vực phục vụ thi công các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc - Nam đoan qua Hà Tĩnh.

    17:04 | 13/04/2024
  • Hà Nội: Kiểm tra vụ đấu giá 3 mỏ cát gấp cả trăm lần giá khởi điểm

    Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết quá trình khảo sát, đánh giá trữ lượng mỏ, lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.

    09:37 | 12/04/2024
  • Nghịch lý lượng thép cán nóng nhập khẩu cao gấp 1,5 lần sản xuất trong nước

    (Xây dựng) - Lượng thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ trong 3 năm gần đây tăng đột biến, chiếm 75% tổng lượng nhập khẩu loại thép này về Việt Nam. Đặc biệt, ước tính ba tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu thép cán nóng cao bất thường với 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so lượng sản xuất trong nước, riêng lượng nhập từ hai nước kể trên tăng đột biến, chiếm 75%. Nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần vào cuộc điều tra cụ thể để làm rõ thực trạng này.

    09:59 | 10/04/2024
  • Mỏ đất thương mại đầu tiên ở Quảng Ngãi được cấp phép

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Đầu tư 706 – “Vua” mỏ đất ở Quảng Ngãi được cấp phép khai thác đất làm vật liệu san lấp tại mỏ đất Đội 3, thôn Hòa Bình, xã Tịnh Ấn Đông (thành phố Quảng Ngãi). Đây là mỏ đất thương mại đầu tiên được cấp phép trên địa bàn thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác.

    09:08 | 10/04/2024
  • TONMAT Group đạt Top 5 công ty vật liệu xây dựng uy tín hai năm liên tiếp

    (Xây dựng) - Năm 2024 là năm thứ hai liên tiếp Công ty Cổ phần Tập đoàn TONMAT (TONMAT Group) lọt Top 5 công ty vật liệu xây dựng (VLXD) uy tín (nhóm sản phẩm: sắt, thép, tôn).

    09:39 | 09/04/2024
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp

    (Xây dựng) – UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND, về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp và đá ong phong hóa không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại tại xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống.

    17:19 | 08/04/2024
  • Triển vọng nào cho thị trường vật liệu xây dựng?

    Theo Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), cơ quan này vừa tiến hành khảo sát doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng về triển vọng thị trường. Theo đó ghi nhận, lực đẩy lớn cho thị trường ngành vật liệu xây dựng đang đến từ những công trình, dự án đầu tư công.

    08:41 | 08/04/2024
  • Sau 3 lần điều chỉnh, giá thép cuộn xây dựng giảm lũy kế 500.000 đồng/tấn

    Mặc dù lĩnh vực xây dựng đang gặp nhiều khó khăn và thị trường thép xây dựng vẫn nằm trong diễn biến giảm giá nhưng tâm lý thị trường dần cải thiện, đà giảm giá thép xây dựng bắt đầu chậm lại.

    13:10 | 06/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load