Thứ sáu 26/04/2024 00:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đề xuất lập hội đồng thẩm định doanh nghiệp tham gia đấu giá từ vụ 'bỏ cọc' Thủ Thiêm

08:41 | 18/01/2022

Nhiều chuyên gia cho rằng, từ vụ đấu giá đất tại Thủ Thiêm là lùm xùm bỏ cọc, để việc đấu giá diễn ra hiệu quả cao nhất cần thành lập hội đồng thẩm định doanh nghiệp tham gia đấu giá từ: lựa chọn các doanh nghiệp đủ tiềm lực về tài chính, năng lực thực thi, chấm điểm ý tưởng thiết kế …

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, cách tốt nhất để hạn chế những tiền lệ không tốt từ các cuộc đấu giá cao bất thường thì chế tài hữu hiệu nhất là cần đánh mạnh vào nghĩa vụ người tham gia đấu giá khi trúng cần có trách nhiệm bằng cách nâng trần tiền đặt trước cho phù hợp.

Theo ông Đính hiện nay có những lỗ hổng trong quy trình của việc đấu giá như việc thẩm định, xác định giá, đánh giá giá trị của các tài sản đấu giá hiện đang phục thuộc và giao quyền cho các tổ chức, cơ quan mang tính độc lập nhưng lại không được thẩm định bởi hội đồng đủ lớn, đủ mạnh để xác định chính xác các giá trị của đất đai.

"Các quy định phải hướng đến để vừa ngăn chặn, vừa hạn chế các hành vi trục lợi và tiêu cực trong hoạt động đấu giá”, ông Đính nói.

Theo ông Đính, để đấu giá đất diễn ra hiệu quả cần thành lập hội đồng thẩm định doanh nghiệp tham gia đấu như: năng lực tài chính, thực thi…

de xuat lap hoi dong tham dinh doanh nghiep tham gia dau gia tu vu bo coc thu thiem
Lô đất Thủ Thiêm trúng giá 2,4 tỷ đồng/m2 nhưng sau Tân Hoàng Minh bỏ cọc.

Còn PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng: “Việc đấu giá đất đai, tài sản công là phương pháp tốt nhất đảm bảo tính thị trường, tính công khai minh bạch cao nhất. Tuy nhiên, quá trình thực thi việc đấu giá cần có những thay đổi nhất định trong hoạt động từ khâu định giá cho đến các yếu tố liên quan”.

Theo PGS-TS Thịnh, trước hết, việc định giá tài sản phải mang ra xem xét, tính toán tương đối sát với thị trường để từ đó mức giá không chênh nhau quá lớn đến 7-8 lần như đấu giá đất Thủ Thiêm.

Thứ hai, trong quy định về đấu giá hiện yêu cầu sau 5 ngày ký hợp đồng mua bán, sau 30 ngày chủ thể phải nộp 50% giá trị tài sản sau khi đã thắng đấu giá và sau 60 ngày thì thanh toán toàn bộ. Thời gian này cần xem xét lại cho phù hợp.

Thứ ba, mức đặt cọc hiện nay là 20%. Trong quy định nếu bỏ cọc thì chỉ mất tiền cọc có thể là ít so với tổng mức tài sản nên xem xét nâng lên.

“Ngoài ra chúng ta phải có quy định về năng lực tài chính của người tham gia đấu giá. Không thể để doanh nghiệp chỉ có 100-200 tỷ vốn tự có lại có thể tham gia đấu giá tài sản hàng nghìn tỷ. Nếu doanh nghiệp nào đó đã có lịch sử về bỏ thầu phải bị tính điểm trừ trong quá trình tham gia vào đấu thầu các tài sản tiếp theo”, PGS-TS Thịnh nói.

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng đang tổng hợp báo cáo thị trường bất động sản trong đó có liên quan đến vụ đấu giá đất Thủ Thiêm xôn xao dư luận vừa qua.

Trước đó giá đất tại Thủ Thiêm và Thủ Đức được đẩy lên tăng mạnh sau khi xuất hiện cuộc đấu giá lên đến 2,4 tỉ đồng/m2.

Ngày 10/12/2021, Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (Công ty Ngôi Sao Việt) - thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã trúng đấu giá ô đất có diện tích 10.060m2 tại Thủ Thiêm với giá 24.500 tỉ đồng (2,45 tỉ đồng/m2). Đơn vị trả giá thứ 2 là một công ty nước ngoài đặt giá 23.800 tỉ đồng. Đây là mức giá cao ngoài dự kiến của Tập đoàn Tân Hoàng Minh khi tham gia đấu giá.

Tuy nhiên, đến ngày 11/1, Tập đoàn Tân Hoàng Minh phát ra thông cáo chính thức về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm. Nguyên nhân doanh nghiệp này lý giải là do sau khi trúng đấu giá, lắng nghe rất nhiều dư luận xã hội và thấy rằng kết quả trúng đấu giá cao như vậy có thể dẫn đến hệ lụy không tốt; đặc biệt sau khi tiếp nhận ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại kỳ họp bất thường Quốc hội vừa qua. Tân Hoàng Minh cho rằng, việc trúng đấu giá với kết quả trên có thể dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Theo Ngọc Mai/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load