Thứ năm 03/10/2024 17:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đề xuất cách xác định chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công

10:24 | 30/07/2019

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện.


Ảnh minh họa

Theo dự thảo, tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định căn cứ vào định mức lao động (thuộc định mức kinh tế kỹ thuật) do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, lao động quản lý doanh nghiệp tham gia thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.

Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất và lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ bình quân xác định trên cơ sở hệ số lương cấp bậc, chuyên môn, nghiệp vụ, hệ số phụ cấp lương của lao động thực hiện sản phẩm, dịch vụ công nhân với mức lương cơ sở do Chính phủ quy định và hệ số điều chỉnh tăng thêm theo từng vùng.

Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Vlđ là tiền lương của từng loại lao động tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công.

Tlđ là tổng số ngày công định mức lao động của từng loại lao động để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công. Căn cứ khối lượng, yêu cầu công việc của sản phẩm, dịch vụ công và hệ thống định mức lao động do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để xác định hao phí lao động tổng hợp cho sản phẩm, dịch vụ công và được quy đổi ra ngày công.

MLth là mức lương theo tháng của từng loại lao động tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công, được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Hcb là hệ số lương cấp bậc công việc bình quân theo định mức kinh tế kỹ thuật do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trên cơ sở hệ số lương của từng loại lao động quy định tại Mục I và Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư.

Hpc là hệ số phụ cấp lương tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công bao gồm: phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp chức vụ; phụ cấp thu hút và hệ số không ổn định sản xuất (nếu có) quy định tại Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư.

MLcs là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ

Hđc là hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định nhưng không vượt quá hệ số 1,2 đối với địa bàn thuộc vùng I; không quá hệ số 0,9 đối với địa bàn thuộc vùng II; không quá hệ số 0,7 đối với địa bàn thuộc vùng III và không quá hệ số 0,5 đối với địa bàn thuộc vùng IV. Địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV được thực hiện theo địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ.

Khi xác định MLth theo công thức (2), đối với chức danh, công việc có MLth thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định thì được tính bằng mức lương tối thiểu vùng.

CĐăn ca là tiền ăn giữa ca của từng loại lao động theo quy định hiện hành.

CĐ khác là các chế độ khác của từng loại lao động (nếu có) theo quy định hiện hành.

Xác định tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp

Tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp (gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc; Kế toán trưởng) được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản theo hạng tổng công ty và công ty đòi hỏi để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công.

Tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định theo công thức sau:

Vql là tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp tính trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công. Đối với sản phẩm, dịch vụ công đang trích lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng thì tiền lương của lao động quản lý doanh nghiệp được tính trong chi phí chung.

Tql là tổng số ngày công định mức lao động của lao động quản lý doanh nghiệp do các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành để thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.

TLcb là mức lương cơ bản bình quân theo tháng của lao động quản lý doanh nghiệp do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không vượt quá mức lương cơ bản quy định tại Mục IV Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư.

CĐăn ca là tiền ăn giữa ca của lao động quản lý doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

CĐkhác là các chế độ khác của lao động quản lý doanh nghiệp (nếu có) theo quy định hiện hành.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo Tuệ Văn/Chinhphu.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load