Thứ ba 15/10/2024 11:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đề xuất 4 giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

14:38 | 09/05/2022

Đối với số vốn ngân sách Trung ương (NSTƯ) còn lại chưa phân bổ của một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề xuất Chính phủ yêu cầu các cơ quan trên cam kết lộ trình giao kế hoạch cụ thể, rà soát, điều chỉnh ngay cho các dự án đầu tư công chuyển tiếp đủ điều kiện giao vốn.

de xuat 4 giai phap thuc day giai ngan von dau tu cong
Ảnh minh họa

Báo cáo của Bộ KH&ĐT chỉ ra rằng, vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 thanh toán các dự án đầu tư công đến hết tháng 4 là gần 95.800 tỷ đồng, đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, xấp xỉ cùng kỳ năm 2021 (đạt 18,65%). Trong đó, vốn trong nước và nước ngoài lần lượt đạt 19,57% và 3,25% kế hoạch.

Cụ thể, có 7 bộ và 8 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 25%. Một số bộ, địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội (91,12%), Ngân hàng Phát triển (59,64%), Bình Thuận (33,9%), Phú Thọ (33,4%).

Có 43/51 bộ và 28/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt dưới 17%; trong đó 17 bộ, cơ quan Trung ương chưa giải ngân.

Nguyên nhân giải ngân chậm chủ yếu là do công tác tổ chức triển khai thực hiện tại các bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cập. Các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền đến người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng còn chưa đầy đủ, thiếu minh bạch.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh mỗi một bộ, ngành, địa phương, dự án giải ngân chậm đều ảnh hưởng đến tỉ lệ giải ngân chung của cả nước. Yêu cầu đặt ra là các cấp, các ngành phải có trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, việc phân bổ, giao kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nên phải nhanh, hiệu quả và phải bảo đảm đúng pháp luật.

Tính đến nay, tổng số vốn các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã có quyết định giao chi tiết cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân trong năm 2022 là hơn 479.527 tỷ đồng, đạt 92,6% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch; số vốn chưa phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là hơn 38.578 tỷ đồng, bằng 7,4% kế hoạch.

Căn cứ tình hình thực tiễn nêu trên, Bộ đề xuất một số giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới.

Thứ nhất, đối với số vốn NSTƯ còn lại chưa phân bổ của 12 bộ, cơ quan Trung ương và 6 địa phương, kiến nghị Chính phủ giao Bộ KH&ĐT có văn bản yêu cầu các cơ quan trên cam kết lộ trình giao kế hoạch cụ thể, rà soát, điều chỉnh ngay cho các dự án chuyển tiếp đủ điều kiện giao vốn; khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư để giao ngay được kế hoạch năm 2022.

Trường hợp không thực hiện được, có văn bản gửi Bộ KH&ĐT đề nghị điều chỉnh cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khác có nhu cầu. Bộ KH&ĐT tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thu hồi, điều chuyển cho bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khác có nhu cầu trước ngày 30/6 của năm kế hoạch theo đúng quy định.

Đối với vốn ngân sách địa phương, theo quy định của Luật NSNN 2015, không thể điều chỉnh vốn ngân sách địa phương này cho các địa phương khác, Bộ KH&ĐT tư trình Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ dự thảo công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương này khẩn trương phân bổ vốn ngân sách địa phương năm 2022 cho các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của các địa phương. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc chậm phân bổ kế hoạch vốn.

Thứ hai, người đứng đầu bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải xác định việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên…

Thứ ba, thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc các dự án trọng điểm triển khai trong năm 2022 để kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của các dự án để sớm hoàn thành, tạo động lực mới nhằm phát triển bền vững.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý thủ tục về đầu tư như kiểm soát chi NSNN, hồ sơ thẩm định dự án, đơn rút vốn nhà tài trợ nước ngoài.

Theo MINH NGỌC/Baochinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Cần gỡ bỏ “điểm nghẽn” cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam đã và đang gia tăng sự xuất hiện trong chuỗi sản xuất toàn cầu nhưng số lượng này chưa tương xứng với tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, vấn đề chính sách phát triển cho lĩnh vực này được coi là một “điểm nghẽn”. Các doanh nghiệp (DN) ngành CNHT mong muốn được tiếp cận nguồn vốn tốt, thời hạn cho vay dài.

  • Quy định về ủy quyền, phân cấp đầu tư dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Tại Khoản 3 Điều 84 Luật Đầu tư công quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cấp phó hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C thuộc cấp tỉnh quản lý, trừ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 35 Luật Đầu tư công.

  • Bình Định: Đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh trên 370 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh trên diện tích 75ha với tổng mức đầu tư 373,7 tỷ đồng.

  • Kon Tum: Thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án điện

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa có chỉ đạo khẩn đối với các dự án điện trên địa bàn, yêu cầu các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công để đảm bảo hoàn thành đúng theo cam kết. Nếu các dự án tiếp tục trì hoãn, tỉnh sẽ thu hồi và chấm dứt hoạt động dự án.

  • Bắc Giang: Tập trung cao cho Dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm

    (Xây dựng) - Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 13/9/2024. Ngay sau đó, dự án đã nhanh chóng được triển khai quyết liệt để sớm đưa vào hoạt động, góp phần thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

  • Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng nhận được Sở Kế hoạch và Đầu tư Kon Tum xin hướng dẫn việc thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load