Thứ bảy 14/09/2024 04:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Đề nghị không siết chặt trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

10:54 | 11/05/2020

Trước sự sụt giảm của thị trường bất động sản, HoREA đã có những đề xuất gửi đến Thủ tướng Chính phủ để tìm giải pháp. Đáng chú ý, trong đó đề nghị cơ chế hỗ trợ đối với các khoản vay tín dụng mới.

Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), dịch Covid -19 càng làm trầm trọng thêm các khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà.

Trước sự sụt giảm của thị trường bất động sản, HoREA đã có những đề xuất gửi đến Thủ tướng Chính phủ để tìm giải pháp. Đáng chú ý, trong đó đề nghị cơ chế hỗ trợ đối với các khoản vay tín dụng mới.

Cụ thể, đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng “Bộ tiêu chuẩn hoạt động tín dụng đặc thù” kiểu “thời chiến” trong giai đoạn chống dịch Covid -19, chỉ áp dụng cho năm 2020.

Trong đó, đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, được tiếp cận nguồn vốn tín dụng (vay mới) và xem xét giảm 50% giá trị tài sản thế chấp để thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay, đối với doanh nghiệp được tổ chức tín dụng thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn; có phương án sử dụng vốn khả thi; có khả năng tài chính để trả nợ; và các doanh nghiệp bất động sản có uy tín thương hiệu, có chỉ số tín nhiệm cao, có đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước (trong 3 năm gần đây), có dự án khả thi.

Tiếp tục cho cá nhân, hộ gia đình vay tín dụng mua nhà, cũng được giảm khoảng 30-50% lãi vay, giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc trong thời hạn 12 tháng (tối thiểu trong năm 2020).

Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có cơ chế cho người trẻ được vay tín dụng thương mại với lãi suất hợp lý, theo phương thức tín chấp để mua căn nhà đầu tiên, áp dụng từ năm 2020 và các năm tiếp theo.

de nghi khong siet chat trai phieu doanh nghiep bat dong san
Đề nghị không siết chặt trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (Ảnh minh hoạ)

Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho phép nới thêm 5% đối với giới hạn cấp tín dụng, đối với một khách hàng không được vượt quá 20%; đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chỉ áp dụng đặc thù trong năm 2020.

Đề nghị Chính phủ sớm bố trí nguồn vốn ngân sách 3.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nhất là nguồn vốn 2.000 tỷ đồng bố trí cho 4 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, vừa nhằm thực hiện chính sách nhà ở xã hội, vừa góp phần kích cầu thị trường bất động sản.

HoREA còn đề nghị không nên siết trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Theo đó, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã bổ sung được nguồn vốn đầu tư quan trọng của xã hội thay thế một phần nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nhất là hiện nay đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường bất động sản theo Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước.

Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 163 là rất cần thiết để tạo hành lang pháp lý phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, lành mạnh, vừa trở thành kênh cung ứng vốn đầu tư trung hạn, dài hạn cho doanh nghiệp bất động sản, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư trái phiếu.

Cộng hưởng với những khó khăn mới phát sinh do dịch Covid -19, Hiệp hội đề nghị không nên siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm hiện nay, để tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực bất động sản.

Theo Quế Sơn/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load