Thứ sáu 26/04/2024 04:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 2021

15:48 | 06/10/2021

(Xây dựng) - Tại Thông báo số 262/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về đẩy mảnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, tình hình giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2021 đạt 47,38% kế hoạch được giao.

day manh giai ngan ke hoach von dau tu cong 2021
Kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 9 năm 2021 chỉ đạt 47,38% kế hoạch được giao (cùng kỳ năm 2020 là 56,33%) (Nguồn: Internet).

Thời gian qua, công tác giải ngân vốn đầu tư công luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo sát sao; Quốc hội luôn đồng hành cùng Chính phủ trong tháo gỡ các khó khăn về thể chế tạo điều kiện cho thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ đã xác định nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công.

Phiên họp đầu tiên của Chính phủ sau được kiện toàn (ngày 15/04/2021) tiếp tục xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 là một trong những trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, như Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 19/06/2021, Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/08/2021 và nhiều Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ.

Tuy nhiên, kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 9/2021 chỉ đạt 47,38% kế hoạch được giao (cùng kỳ năm 2020 là 56,33%). Trong đó, có 36 bộ, cơ quan trung ương và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 40%. Chỉ có 4 cơ quan trung ương và 11 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân trên 60%.

Việc giải ngân chậm có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân khách quan do dịch Covid-19 với biến thể mới diễn biến phức tạp, nguy hiểm, khó lường, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài, trong đó có các trung tâm kinh tế lớn, vùng kinh tế động lực của cả nước; Giá vật liệu xây dựng tăng; Việc cung ứng, lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu, huy động nhân lực khó khăn do phải thực hiện giãn cách xã hội...

Nguyên nhân chủ quan chủ yếu vẫn là công tác tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế. Sự lãnh đạo chỉ đạo tổ chức thực hiện ở một số Bộ, ngành, địa phương còn thiếu quyết liệt, sâu sát, cụ thể, thiếu quyết tâm chính trị, vai trò người đứng đầu chưa được phát huy.

Công tác chuẩn bị dự án còn sơ sài, chất lượng kém nên vướng mắc khi triển khai. Việc phân bổ vốn còn dàn trải, thiếu tập trung, lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế. Công tác thẩm định, tư vấn còn chậm. Thủ tục đầu tư, thanh quyết toán vốn đầu tư dự án còn bất cập. Một số Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu yếu kém về năng lực. Kỷ cương kỷ luật chưa nghiêm. Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế. Việc xử lý các vi phạm, chậm trễ trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công chưa kịp thời, nghiêm minh. Việc sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật còn chậm...

Trong những tháng cuối năm 2021, dự báo tình hình dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước dịch bệnh vẫn tiếp tục tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

Để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất vốn đầu tư công năm 2021, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đó là: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở đi đôi với tăng cường phân cấp, nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các cấp, các ngành, các địa phương.

Triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021, số 45/NQ-CP ngày 05/04/2021, số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021; các Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ; Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/08/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.

Đề cao kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; kiểm điểm, xử lý kịp thời các cán bộ yếu kém, tiêu cực, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, rà soát kỹ ngay từ khâu chuẩn bị dự án, lựa chọn dự án giao vốn đến công tác thiết kế, đấu thầu, thi công, thủ tục thanh, quyết toán... đối với từng dự án. Tập trung đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ vướng mắc phát sinh, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng.

Tiếp tục rà soát các quy định pháp luật liên quan đến các thủ tục về đầu tư công, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công còn bất cập để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, nhất là các quy định về xây dựng, đất đai, tài nguyên.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan, địa phương, chuẩn bị kỳ nội dung và thực hiện đúng quy trình, thủ tục trong việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật.

Tạo thuận lợi cho lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, không để xảy ra ách tắc nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Các địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội thì cần tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, bảo đảm triển khai ngay sau khi nới lỏng giãn cách xã hội…

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load