Thứ sáu 26/04/2024 05:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đầu tư thành công sân bay cửa ngõ quốc gia sẽ được ‘một vốn bốn lời’

19:58 | 19/10/2019

Một đất nước gia có sân bay cửa ngõ phát triển vươn lên tầm sân bay trung chuyển quốc tế thì sẽ đem lại tác động lan tỏa, cơ hội phát triển kinh tế-xã hội to lớn cho quốc gia.


Ở Việt Nam hiện có sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng đều là những sân bay cửa ngõ quốc gia. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Một sân bay cửa ngõ được quy hoạch, đầu tư, thiết kế, tính toán bài bản, định hướng phát triển và có sự liên kết với các loại hình vận tải trong khu vực sẽ mang lại những tác động lan tỏa to lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội cho đất nước.

Đây là thông tin chính tại Hội thảo Phát triển bền vững sân bay cửa ngõ quốc gia vào ngày 19/10.

Ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và Phát triển (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) cho rằng, hầu hết nước nào cũng có sân bay cửa ngõ quốc gia.

“Một đất nước gia có sân bay cửa ngõ phát triển vươn lên tầm sân bay trung chuyển quốc tế thì sẽ đem lại tác động lan tỏa, cơ hội phát triển kinh tế-xã hội to lớn. Khi đó, các khoản đầu tư ban đầu của Nhà nước vào sân bay không những được thu hồi mà còn mang lại lợi nhuận ‘một vốn bốn lời’ cho đất nước,” ông Đông nhìn nhận.

Ở chiều ngược lại, ông phân tích, việc đầu tư manh mún, chắp vá, thiếu tầm nhìn sẽ không thể cạnh tranh và có thể dẫn đến gánh nặng tài chính quốc gia, từ đó khó thu hút được vốn đầu tư, lãi suất thấp từ thị trường vốn quốc tế.

Ông cũng đưa ra bài học thất bại trong đầu tư phát triển sân bay cửa ngõ quốc gia ở ngay chính đất nước đã và đang thành công trong phát triển sân bay trung chuyển quốc tế. Đó là trường hợp Frankfurt (Đức) là sân bay trung chuyển lớn nhất châu Âu nhưng sân bay Berlin mặc dù đã xây dựng từ hơn chục năm trước đến nay vẫn chưa được đưa vào vận hành.

“Kết nối hàng không sẽ mở ra một chân trời mới để Việt Nam tăng tốc phát triển trở thành một nền kinh tế tầm cỡ thế giới của thế kỷ 21. Tham vọng này có hiện thực hay chỉ là ảo tưởng?,” ông Đông đặt vấn đề với các đại biểu tham luận.

Tại hội thảo, các diễn giả thuộc các tổ chức tư vấn trong lĩnh vực sân bay, kinh tế hàng không đến từ 3 châu lục Á, Âu, Mỹ đã có những tham luận về “công thức” cho thành công của một sân bay cửa ngõ quốc gia cũng nhưlàm thế nào để huy động vốn đầu tư dự án sân bay cửa ngõ quốc gia mà không dẫn đến nợ quốc gia…

Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho rằng, sân bay cửa ngõ quốc gia phải là sân bay quốc tế, trung tâm trung chuyển chính để các hãng hàng không mở đường bay đến cảng hàng không đó.

“Trong số 22 cảng hàng không của Việt Nam, nếu đáp ứng những yếu tố cần với sân bay cửa ngõ quốc gia thì có sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Nếu đáp ứng yếu tố đủ để trở thành sân bay cửa ngõ thì cần mở rộng phát triển và trong thời gian tới và tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cụm cảng Long Thành-Tân Sơn Nhất sẽ là sân bay cửa ngõ quốc gia,” ông Thanh nói.

Theo ông Thanh, tất cả các cảng hàng không, sân bay lớn trên thế giới đều thuộc kiểm soát của Nhà nước, do các tập đoàn lớn mà Nhà nước chi phối vì không chỉ kinh doanh đơn thuần về hàng không mà còn đi liền với sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng của quốc gia.

“Mô hình quản lý sân bay Long Thành đòi hỏi phải hiện đại số hóa sân bay về mặt kỹ thuật, mô hình quản trị, phương thức quản lý, điều hành khai thác sân bay... và ứng dụng khoa học công nghệ qua các thời kỳ,” vị Chủ tịch ACV cho hay.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load