Thứ năm 25/04/2024 01:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đầu tư công, không tràn lan, manh mún…

14:44 | 01/06/2021

(Xây dựng) - Mỗi khi bước vào đầu nhiệm kỳ mới, Chính phủ lại một lần xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm, trong đó có việc đầu tư công trung hạn. Ngày 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với các bộ, ngành, địa phương, ông nhấn mạnh: “Phải dứt khoát khắc phục đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm “chạy” dự án…”

dau tu cong khong tran lan manh mun
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Tư tưởng chỉ đạo trên có rất nhiều vấn đề cần bàn. Ở đây, chỉ đề cập đến hiện tượng đầu tư dàn trải như một “căn bệnh cố hữu” diễn ra ở nhiều nhiệm kì trước. Cách đây một phần tư thế kỷ, hội nghị Trung ương IV khóa VIII (cuối tháng 12/1997) ra Nghị quyết đã chỉ rõ:“Phương hướng và cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Đầu tư dàn trải, thất thoát lớn” (Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII). Nhìn lại chặng đường đã qua, chưa một giai đoạn nào nền kinh tế nước ta thoát ra được tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, hiệu quả thấp. Gần đây, mặc dù đã quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII nhưng nhiều Bộ, ngành, địa phương lập kế hoạch vẫn mang dáng dấp của phong trào. Cụ thể: Giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến có tới 6.447 dự án. Sau khi Thủ tướng làm việc với một số đầu mối đã giảm xuống còn khoảng 5.000 dự án. Ngược dòng lịch sử, càng thấy rõ tình trạng đầu tư tràn lan, manh mún: Giai đoạn 2011 - 2015 có 22.000 dự án, giai đoạn 2016 - 2020 có hơn 11.000 dự án và nếu nhiệm kỳ này giảm còn dưới 5.000 dự án là một tiến bộ đáng kể.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các dự án lớn, quan trọng quốc gia, có ý nghĩa liên vùng, tác động lan tỏa, tạo ra không gian phát triển mới (như đối với hạ tầng giao thông), chú ý các dự án an sinh xã hội, chăm lo cuộc sống nhân dân. Bài học “nhãn tiền” về đầu tư tràn lan, kém hoặc không đem lại hiệu quả như hệ thống nhà máy đường, nhiều cảng biển, một số sân bay, khu gang thép Thái Nguyên, tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, đường sắt Cát Linh - Hà Đông (chưa vận hành nhưng mỗi ngày phải trả lãi 1 tỷ đồng cho Trung Quốc)… vốn đầu tư hàng nghìn, chục nghìn tỷ đồng nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế, làm gia tăng nợ công. Đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với tổng số vốn 2,97 triệu tỷ đồng, tăng 120.000 tỷ đồng so với dự kiến trước đó (giai đoạn 2016 - 2020 hơn 2 triệu tỷ đồng, bằng 98,8% mức Quốc hội thông qua nhưng tỷ lệ hoàn thành dự án mới đạt 66,2%). Việc đầu tư tràn lan, manh mún, hoàn thành dự án chậm có nguyên nhân phân cấp chưa triệt để, kế hoạch cứng nhắc, thiếu linh hoạt; trình tự, thủ tục hành chính còn rườm rà. Để ngăn chặn đầu tư tràn lan, manh mún, chia cắt cần đổi mới tư duy, kiên quyết cắt bỏ những dự án chưa cần thiết kiểu như làm quảng trường, tượng đài, sân bay, trung tâm hành chính cấp tỉnh… Vừa qua, có một tỉnh miền núi phía Bắc đề xuất dự án đào hầm xuyên núi để rút ngắn đoạn đường lên trung tâm tỉnh, cần nguồn vốn 2.500 tỷ đồng nhưng tính toán thì chỉ rút ngắn về thời gian được 10 phút, trong khi một huyện giàu tiềm năng du lịch chỉ cần đầu tư vài trăm tỷ đồng có thể đột phá phát triển kinh tế địa phương.

Đầu tư công là một chiến lược. Vốn đầu tư công có vai trò dẫn dắt, là vốn “mồi” để thu hút tối đa các nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế vào sự nghiệp phát triển đất nước phồn vinh. Cùng với huy động vốn đầu tư toàn xã hội (chiếm khoảng 1/3 GDP) nếu quản lý nghiêm ngặt, sử dụng đúng mục đích, kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, đầu tư công sẽ tạo ra sức mạnh giành thắng lợi, đưa nước ta thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp để vươn lên trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có mức thu nhập cao vào năm 2045…

Kim Quốc Hoa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load