Thứ sáu 29/03/2024 20:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đào tạo lãnh đạo, giảng viên trong trường kịp thời nắm bắt, phổ cập những nội dung mới nằm trong hệ thống TCQC mới đến sinh viên

15:01 | 21/11/2020

(Xây dựng) - Trong hai thập niên gần đây, tốc độ phát triển khoa học công nghệ diễn ra nhanh như vũ bão, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra và hình thành nhiều ngành nghề, phương thức sản xuất mới dựa trên nền tảng của công nghệ thông minh và phân tích cơ sở dữ liệu lớn. Do vậy, xã hội đòi hỏi có một nền giáo dục kiểu mới để tạo nguồn nhân lực thích ứng với nền kinh tế số. Đặc biệt, công tác nghiên cứu phổ biến định hướng đào tạo lãnh đạo giảng viên trong trường kịp thời nắm bắt, phổ cập những nội dung mới nằm trong hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn (TCQC) mới đến sinh viên là một vấn đề rất quan trọng.

dao tao lanh dao giang vien trong truong kip thoi nam bat pho cap nhung noi dung moi nam trong he thong tcqc moi den sinh vien
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Trong điều kiện hiện nay, giáo dục – đào tạo hơn lúc nào hết cần có sự quan tâm, đầu tư đúng mức để thúc đẩy, khơi dậy niềm đam mê của người học, người thầy, nhà trường và toàn xã hội để nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ tri thức, sáng tạo công nghệ mới, đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng và nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Theo đó, công tác nghiên cứu phổ biến định hướng đào tạo lãnh đạo, giảng viên trong trường kịp thời nắm bắt, phổ cập những nội dung mới nằm trong hệ thống TCQC mới đến sinh viên cần được nhìn nhận và quan tâm, chú trọng. Trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục như hiện nay, việc các giảng viên chủ động nghiên cứu, nắm bắt thông tin hữu ích liên quan đến chuyên môn đào tạo, nằm trong hệ thống TCQC để chuyển tải và phổ cập đến các sinh viên là điều hết sức cần thiết. Nhất là trước những vấn đề mới đặt ra từ đời sống xã hội, thực tiễn phát triển của đất nước và thế giới, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức dành cho lãnh đạo, giảng viên trong trường cần phải được thực hiện thường xuyên. Cần đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm; gợi mở, thảo luận, trao đổi thẳng thắn, đối thoại có trách nhiệm giữa người dạy và người học. Kết hợp với ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại trong đào tạo để có giúp sinh viên nắm bắt kịp thời những kiến thức mới đồng thời bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện phương pháp tư duy, vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, chủ động cập nhật kiến thức mới nằm trong hệ thống TCQC để chuyển tải và phổ cập đến các sinh viên.

Để làm được điều đó cần tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng; đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, giảng viên; khuyến khích việc du học, du học tại chỗ, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng trong nước với học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ ở nước ngoài, nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giảng viên.

Điều quan trọng cần xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng mở và rộng hơn dành cho các lãnh đạo, giảng viên các trường. Trong đó có những nội dung kiến thức thiết thực dành cho các lãnh đạo, giảng viên đảm bảo tính thực tiễn cao. Từ đó có thể cập nhật, vận dụng, phổ biến kiến thức mới nằm trong hệ thống TCQC đến sinh viên một cách thuận lợi.

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sẽ giúp lãnh đạo, giảng viên các trường chủ động, tự tin và trách nhiệm trong công việc chuyên môn quản lý, giảng dạy đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, quản lý. Đội ngũ giảng viên vừa là những nhà giáo, nhà khoa học, là người quản lý, am hiểu thực tiễn trong nước và thế giới, nắm bắt được xu hướng phát triển và các mối quan hệ trong sự vận động và phát triển của các quốc gia, khu vực. Do vậy, phải tăng cường ý thức trách nhiệm trong giảng dạy, trau dồi kiến thức chuyên môn phát huy sức sáng tạo để truyền đạt, chia sẻ những kiến thức mới đến với sinh viên trong trường. Việc tập trung đổi mới cơ chế tài trợ nghiên cứu cho giảng viên để thúc đẩy giảng viên nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, công khai, minh bạch cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác phổ biến, chuyển tải kiến thức chuyên môn đến các sinh viên. Nhất là phổ cập những nội dung mới nằm trong hệ thống TCQC mới đến sinh viên sẽ nhanh chóng được cập nhật, triển khai.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển hoàn thiện năng lực, trình độ cho đội ngũ lãnh đạo, giảng viên. Với yêu cầu ngày càng cao về kiến thức, kỹ năng, thái độ, chất lượng đội ngũ lãnh đạo, giảng viên cần được nâng lên tương xứng. Chất lượng giảng viên phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hiệu quả đào tạo cũng phụ thuốc rất nhiều vào phương pháp cũng như kỹ năng của giảng viên truyền tải kiến thức đến sinh viên. Vì vậy, các đơn vị, các trường cần có kế hoạch bồi dưỡng tạo nguồn giảng viên cụ thể, bài bản. Từ đó, tạo ra hiệu quả trong việc giảng dạy, truyền tải kiến thức mới đến các sinh viên đáp ứng nhu cầu học tập cũng hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Thanh Trà

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load