Thứ năm 23/01/2025 11:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Đánh thuế nhà ở thứ 2 làm mất cân bằng thị trường BĐS

15:31 | 20/09/2017

(Xây dựng) - Đây là quan điểm được các doanh nghiệp cùng đưa ra tại buổi toạ đàm trực tuyến với chủ đề “Hai kịch bản thị trường khi đánh thuế sở hữu nhà thứ 2” do Báo Diễn Đàn Doanh nghiệp tổ chức mới đây. Các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, những sắc thuế và phí gì đưa ra trong thời điểm này đều phải rất thận trọng. Nếu đánh thuế cao thì nguồn cung sẽ giảm đi đồng thời đánh thuế nhà ở thứ hai sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường nhà cho thuê mà Chính phủ đang khuyến khích.


Đánh thuế nhà ở thứ 2 làm mất cân bằng thị trường BĐS

Ông Lê Việt Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: Cần giải quyết những thách thức hiện hữu trước khi đánh thuế

Ông Lê Viết Hải đồng ý việc đánh thuế, nhưng chỉ đánh thuế khi giải quyết được những thách thức hiện tại. Tuy nhiên, những bất hợp lý có thể nhìn thấy ngay khi đánh thuế nhà ở thứ 2. Đó là: Sẽ xuất hiện những trường hợp nhờ người đứng tên nhà trốn thuế và nảy sinh tranh chấp. Bên cạnh đó, nhà lớn hay nhỏ cũng phải bị đánh thuế, dẫn đến giá trị đóng thuế chênh lệch khá lớn, không đảm bảo sự công bằng. Đánh thuế sẽ giết chết thị trường nhà cho thuê vì giá thuê sẽ cao lên, người nghèo thuê nhà mà cõng thêm thuế nữa thì sẽ không chịu được.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho rằng, việc đánh thuế sở hữu nhà ở thứ 2 trở lên đã áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên họ là những nước có thị trường BĐS minh bạch, có hệ thống quản lý dữ liệu chặt chẽ. Tại Việt Nam, chúng ta hiện nay hệ thống dữ liệu thông tin liên thông chưa được kết nối hoàn chỉnh giữa các địa phương và trên toàn quốc. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể xác định được ai sở hữu nhà ở thứ 2 trở lên để mà đánh thuế?

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Hải nhận định cần thiết đánh thuế tài sản trên đất nhưng tại thời điểm này là chưa phù hợp. Đánh thuế để các chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác nguồn lực một cách hiệu quả, mang lại nguồn thu cho ngân sách, tránh tình trạng bỏ hoang tài nguyên đất. Nhưng trước tiên, cần phải sửa đổi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Đối với thị trường BĐS thì cần có chính sách sớm, có lộ trình để doanh nghiệp chuẩn bị và sẵn sàng tiếp nhận thực hiện chính sách đó cho phù hợp. Chính phủ cần có chính sách tác động đến thị trường BĐS một cách thận trọng, tránh sốc thị trường…

“Bốn tiêu chí cho một chính sách là: Đơn giản, hiệu quả, công bằng và khả thi thì đề xuất đánh thuế nhà ở thứ hai đều chưa đáp ứng được” – ông Hải nêu ý kiến.

Ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội: Cần thận trọng khi đánh thuế nhà ở thứ 2

Phân tích bài học về việc đánh thuế với BĐS thứ 2 ở các nước, ông Matthew Powell cho rằng cần phải cẩn thận với trường hợp của Việt Nam. Bởi, cần hiểu mục đích đánh thuế BĐS thứ 2 là khi cung và cầu chưa gặp nhau, thị trường phát triển quá nóng, cần áp dụng chính sách thuế để cân bằng.

Trong khi đó, tại Việt Nam thị trường BĐS đang phát triển lành mạnh. Qua nghiên cứu của Savills, có thể thấy việc giao dịch vẫn ở mức ổn định, chưa phải tăng trưởng quá mạnh. Khi mà áp dụng đánh thuế BĐS thứ 2 thị trường sẽ làm giảm cầu, giảm sức mua của nhà đầu tư với thị trường.

Ông Matthew Powell đưa ra dẫn chứng: Một trong những trường hợp có thể thấy rõ nhất là tại Singapore, nước này đánh thuế nhà ở thứ 2 với người dân trong nước từ 3-10%, với người nước ngoài là 10-15%. Nhưng trường hợp của Việt Nam hoàn toàn khác biệt. Singapore đưa ra chính sách thuế BĐS thứ 2 khi có quá nhiều người nhập cư vào nước này, có quá nhiều cầu mà không đủ cung, do đó Chính phủ đưa ra chính sách thuế để cân bằng thị trường. Ở Việt Nam thì ngược lại, cung cầu đang phát triển lành mạnh, nguồn cầu còn chưa ổn, do đó khó có thể áp dụng lý thuyết của các nước khác vào Việt Nam.

“Một góc độ khác, nguồn cầu của người nước ngoài hiện chưa cao, số lượng nhà đầu tư nước ngoài mua nhà tại Việt Nam chưa nhiều. Do đó, đây là thời điểm cần khuyến khích người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, đặc biệt sau luật mở cửa cho người nước ngoài đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam. Chính vì vậy, ở góc độ doanh nghiệp, chúng tôi nghĩ không nên đưa thêm những chính sách mang tính thắt chặt, giảm sự hứng thú của nhà đầu tư nước ngoài với BĐS Việt Nam. Chúng tôi cũng đồng ý rằng chúng ta cần nhìn vào những tình huống khi nguồn cung và cầu không cân bằng và khi nợ xấu của các ngân hàng tăng cao thì chúng ta cần cân nhắc tới các chính sách siết chặt” – Giám đốc Savills Hà Nội cho biết.

Để có giải pháp bền vững thị trường BĐS ở Việt Nam, theo Savills  có 3 mục đích: Giảm thiểu hệ lụy xấu với thị trường; Cho phép nhiều người có nhu cầu thực sở hữu tài sản BĐS; Phát triển thị trường theo hướng tích cực nhất. Thêm vào đó cần có thông tin mở về các dự án bán và giá bán tới người mua, giúp các thông tin đưa ra được rõ ràng và minh bạch với người mua nhà. Ngoài ra, cần có những định nghĩa và phân loại rõ ràng các loại hình BĐS trên thị trường: NƠXH, nhà ở mức trung bình cho người nhu cầu thực và người mua là người nước ngoài, từ đó xây dựng các chính sách và thuế dựa trên những nhóm đối tượng này.

Ông Trần Như Trung - Phó Tổng GĐ Tập đoàn Nam Cường: Đánh thuế nhà ở thứ 2 đã hiệu quả?

Không phải tự nhiên mà chúng là đánh thuế nhà ở thứ 2. Nếu tăng thuế sẽ sử dụng hiệu quả hơn, tăng thuế sẽ chống được đầu cơ. Nhưng, chúng ta cần làm rõ mục tiêu của việc đánh thuế nhà ở thứ 2 là gì? Nếu đánh thuế nhà ở thứ 2 hiệu quả hơn sử dụng đất thì ông Trung cho rằng còn nhiều điều cần phải bàn - đó là chất lượng sử dụng đất, làm thế nào chúng ta sử dụng đất hiệu quả hơn?

“Chúng ta đã bàn đến ví dụ thu thuế đất của Singapore. Chính sách nhà ở của đất nước này hoàn toàn khác với Việt Nam. Toàn bộ phần vốn là từ Nhà nước, chính sách nhà ở của Singapore rất thành công nên người Singapore và người ngoại quốc đã chen nhau mua nhà thứ 2, thứ 3. Thuế đầu tiên mua nhà thứ 2 là 3%, nhà thứ 3 là 5%...” - ông Trung nhận định.

Về phía doanh nghiệp, để phát triển thị trường BĐS bền vững, đại diện Tập đoàn Nam Cường cho rằng sẽ cố gắng làm nhiều hơn nữa, nhanh hơn nữa cung cấp nhiều sản phẩm có chất lượng cho thị trường BĐS. Còn về chính sách, ông Trung tin các cơ quan Nhà nước, các bộ phận tham mưu chính sách sẽ làm cho được chính sách phù hợp cho sự phát triển.

Nhi Hà

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Giá biệt thự, nhà phố tại Hà Nội có thể đi ngang hoặc tăng nhẹ

    (Xây dựng) - Với việc nhu cầu ngày càng lớn của người dân, giá bán của dòng sản phẩm này được dự báo là có xu hướng đi lên trong thời gian tới.

    20:05 | 21/01/2025
  • Bất động sản phía Đông Hà Nội “cất cánh” với loạt hạ tầng mới sắp triển khai

    (Xây dựng) - Phía Đông Hà Nội đang trở thành điểm sáng trên bản đồ bất động sản với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng sắp được triển khai. Nổi bật trong số đó là cầu Tứ Liên, cây cầu kết nối giữa quận Tây Hồ và huyện Đông Anh, hứa hẹn không chỉ cải thiện giao thông mà còn gia tăng giá trị, tiềm năng bất động sản khu vực.

    20:02 | 21/01/2025
  • Quảng Nam: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm về đất đai

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực đất đai định kỳ hàng năm và kiểm tra đột xuất. Qua đó phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai đối với các hành vi không đăng ký đất đai; lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất; sử dụng đất không đúng mục đích…

    16:24 | 21/01/2025
  • Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành 5 dự án nhà ở xã hội

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024 trên địa bàn Thành phố đã hoàn thành đưa vào sử dụng 5/15 dự án nhà ở xã hội, với quy mô 2.377/12.000 căn và 1 dự án nhà lưu trú công nhân hoàn thành 1 phần, với quy mô 368 căn.

    14:11 | 21/01/2025
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Đã giải quyết khó khăn để cấp sổ hồng cho 27.500 căn hộ

    (Xây dựng) - Để tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ Công tác giải quyết các nội dung liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) đã tổ chức 12 cuộc họp về 66 dự án. Kết quả, đã tháo gỡ 41/66 dự án khó khăn, vướng mắc với số lượng căn hộ là 27.575 và 655 ô đậu xe ôtô, 1 tài sản gắn liền với đất, 15 sàn xây dựng công trình thương mại dịch vụ.

    10:55 | 21/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Bảng giá đất năm 2025 chính thức có hiệu lực từ ngày 20/01

    (Xây dựng) – Từ ngày 20/01/2025, bảng giá đất mới được áp dụng năm 2025 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành chính thức hiệu lực. Theo nhận định, giá đất mới sẽ tác động lớn đến thị trường bất động sản.

    10:51 | 21/01/2025
  • Hà Nội: Áp dụng đơn giá xây dựng nhà ở mới từ ngày 25/1/2025

    (Xây dựng) - Đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố.

    08:43 | 21/01/2025
  • Người sử dụng đất có được tự lập bản vẽ tách, hợp thửa đất?

    (Xây dựng) - Bà Vũ Lan Phương (Lào Cai) hỏi, bản vẽ tách thửa, hợp thửa đất mà người sử dụng đất tự lập có đủ điều kiện để nộp hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 của Chính phủ hay không?

    08:41 | 21/01/2025
  • Dồn lực xây dựng nhà ở xã hội trong năm 2025

    Đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai, phát triển dự án mới, đề xuất quỹ đất mới xây dựng nhà ở xã hội... Đây là những giải pháp đồng bộ của thành phố Hà Nội trong năm 2025 nhằm thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao về phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn cũng như hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân về nhà ở.

    08:37 | 21/01/2025
  • Hà Nội: Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 với hàng loạt dự án nhà ở, hạ tầng lớn

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 với hàng nghìn dự án trên toàn thành phố. Trong đó có hàng loạt dự án nhà ở, hạ tầng lớn.

    08:31 | 21/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load