Thứ ba 15/10/2024 23:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đăng ký điện gió ngoài khơi gấp gần 26 lần dự thảo, ai sẽ được chọn?

09:25 | 09/01/2022

Bộ Công Thương đã nhận được đề nghị làm các dự án điện gió ngoài khơi công suất lên tới 129.000MW, cao gấp 26 lần dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới 2045.

dang ky dien gio ngoai khoi gap gan 26 lan du thao ai se duoc chon
Lắp đặt cánh quạt trụ điện tại Dự án điện gió Đông Hải 1 (huyện Đông Hải). (Ảnh: Chanh Đa/TTXVN)

Mới đây, tại Hội thảo Phát triển điện gió ngoài khơi vì tương lai năng lượng sạch của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng điện gió ngoài khơi, vận tốc gió ở độ cao 100m đạt khoảng 9-10m/s và khu vực tiềm năng nhất là miền nam Trung bộ.

Cũng bởi tiềm năng này, Bộ Công Thương đã nhận được đề nghị làm các dự án điện gió ngoài khơicông suất lên tới 129.000MW.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII); trong đó dự kiến sẽ phát triển 5.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và nâng lên 40.000 MW vào năm 2045. Nếu điều kiện cho phép thì có thể tăng trưởng sớm hơn.

Như vậy, trong số 129.000 MW, cao gần 26 lần so với dự thảo quy hoạch mà các đơn vị đăng ký làm điện gió ngoài khơi, sẽ chỉ có 5.000 MW được chọn theo như dự thảo. Cơ chế và tiêu chuẩn nào để lựa chọn nhà đầu tư cho “miếng bánh” nhỏ này?

Chiều 8/1, theo chia sẻ của Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương – ông Nguyễn Tuấn Anh, dự thảo Quy hoạch Điện VIII đang trong quá trình hiệu chỉnh để hoàn thiện, Bộ Công Thương cũng nghiên cứu song song cơ chế lựa chọn nhà đầu tư, để thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cơ chế cụ thể để phân chia việc này.

"Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hay lựa chọn thế nào cần phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Bởi, điện gió ngoài khơi là vấn đề mới mẻ, cần phải xây dựng cơ chế phù hợp, chính sách hay hạ tầng phải đáp ứng được mục tiêu đủ điện cho người dân với chi phí hợp lý" - ông Tuấn Anh nêu.

Tại buổi trao đổi với báo chí với chủ đề Hệ thống truyền tải điện, Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia trong bối cảnh các cam kết của Việt Nam tại COP 26 do Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) tổ chức mới đây, ông Soren Ranneries - Giám đốc cấp cao, Kỹ sư trưởng, Tập đoàn COP cho hay, việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi cần được xem xét dựa trên kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự của nhà đầu tư ở các thị trường khác; kế hoạch về chuỗi cung ứng cho dự án; chứng minh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.

dang ky dien gio ngoai khoi gap gan 26 lan du thao ai se duoc chon
Lắp đặt trụ điện gió Dự án điện gió Đông Hải 1, Trà Vinh. (Ảnh: Phúc Sơn/TTXVN)

"Đây là những yếu tố quan trọng mà Việt Nam nên tham khảo,"- ông Soren Ranneries nói. Đồng thời ông cho biết, ở Anh, nhà phát triển nếu muốn thực hiện dự án cần đưa ra các cam kết về chi phí.

Ở Đan Mạch, nhà đầu tư cần đưa ra những cam kết nhất định về việc phát triển dự án và hoàn thành dự án đúng hạn. "Tôi không chắc 100% phương án nào thích hợp cho Việt Nam, nhưng có khá nhiều phương án trên thị trường," ông Soren Ranneries chia sẻ.

Theo ông Sean Huang - Quản lý Phát triển của Copenhagen Offshore Partners, đơn vị đang phát triển dự án điện gió La Gàn dẫn kinh nghiệm từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc), nơi mà ông đã từng làm việc, thì quy trình lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo các bước: Nhà đầu tư phải thực hiện việc khảo sát, đánh giá tác động môi trường, chứng minh năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án và đưa ra các cam kết cụ thể về dự án đó.

Ngoài ra, cần yêu cầu mở văn phòng đại diện, thực hiện các nghiên cứu ảnh hưởng của dự án đến hệ thống truyền tải, xin giấy phép từ nhiều cơ quan bộ, ban, ngành. Trong quá trình xin cấp phép cần chứng minh được năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện dự án. Điều này được thể hiện bằng các hợp đồng hoặc biên bản ghi nhớ.

Còn theo ông Mark Hutchinson - Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á (Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu), Việt Nam là nước có tiềm năng năng lượng gió khi tốc độ gió trung bình hằng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương đương công suất khoảng 512 GW.

"Theo tính toán của GWEC, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển thị trường điện gió ngoài khơi với quy mô 5 - 10 GW vào năm 2030, giúp tạo ra tổng giá trị gia tăng hơn 60 tỷ USD cho nền kinh tế," ông Mark Hutchinson khẳng định.

Thêm vào đó, các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch thường có tuổi thọ từ 25-30 năm. Đến năm 2050, gần như tất cả các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam phải được thay thế. Vậy tại sao chúng ta không thay thế bằng năng lượng tái tạo?," ông Mark Hutchinson đặt vấn đề.

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050. Việc thực hiện cam kết này là hoàn toàn khả thi nhưng cần sự nỗ lực đáng kể của các cấp, ngành và doanh nghiệp, xã hội.

Cụ thể, ông Mark Hutchinson cho rằng, ngoài việc có các cơ chế ưu đãi cho điện gió như cơ chế khuyến khích thông qua bù giá (FIT), tinh giản quy trình cấp phép, thì việc đánh giá tích hợp lưới điện và đưa ra giải pháp phù hợp là rất cần thiết. Có nhiều kinh nghiệm từ các cường quốc năng lượng tái tạo trên thế giới, nhiều cách thức tích hợp năng lượng tái tạo với tỷ lệ cao hơn mà Việt Nam có thể tham khảo.

Đây không phải vấn đề lớn và Việt Nam có thể làm tốt thông qua việc tăng cường linh hoạt lưới điện, cải thiện dự báo về gió và mặt trời, cải tiến pin, công nghệ khí linh hoạt và quản lý nhu cầu điện...,” ông Mark Hutchinson nói./.

Theo Đức Dũng (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Khánh Hòa giải ngân trên 1.152 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, doanh số giải ngân vốn tín dụng chính sách toàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 1.152 tỷ đồng, đảm bảo yêu cầu hỗ trợ người dân được tiếp cận, sử dụng nguồn vốn chính sách địa phương.

  • Quảng Trị: Đẩy mạnh công tác quyết toán công trình hoàn thành

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn về việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2024, đẩy mạnh công tác quyết toán công trình, dự án hoàn thành.

  • Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công tại Gia Lai

    (Xây dựng) - Tính đến ngày 17/9, tỉnh Gia Lai đã giải ngân tổng số vốn đầu tư công 1.674,993 tỷ đồng trong tổng kế hoạch 4.436,840 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 37,8%. Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn kéo dài, đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc giải ngân, gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án trên toàn tỉnh.

  • Bình Phước: 9 tháng đầu năm, ngành Thuế thu được 6.358 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Nhờ các biện pháp thu thuế hiệu quả, 9 tháng đầu năm 2024, ngành Thuế Bình Phước đã đạt chỉ tiêu cao mà Chính phủ và lãnh đạo tỉnh đã giao nhiệm vụ.

  • Cần Thơ: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và doanh thu dịch vụ gần 1,8 tỷ USD

    (Xây dựng) – Sáng 15/10, UBND thành phố Cần Thơ đã tổ chức Họp các cơ quan báo, đài định kỳ quý III/2024. Tại cuộc Họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ thông tin cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế theo xu hướng tăng, 9 tháng đầu năm 2024 tăng 6,25% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tăng 8,02% so với cùng kỳ.

  • Gia Lai: Thay thế các cán bộ làm trì trệ tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – Theo công điện về việc đôn đốc mạnh giải ngân đầu tư công những tháng cuối năm của Thủ tướng Chính phủ. Tình hình giải ngân vốn đầu tư công tại tỉnh Gia Lai đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nhiều giải pháp đang được tỉnh Gia Lai đưa ra để thúc đẩy tiến độ thực hiện công tác này.

Xem thêm
  • Phú Thọ nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Với ưu thế là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền núi phía Bắc và là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với Đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài mở ra nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp hỗ trợ tại đây.

    16:14 | 15/10/2024
  • Hải Dương ưu tiên thu hút doanh nghiệp lắp ráp lớn để dẫn dắt phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Theo Quyết định phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 340 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, các doanh nghiệp lắp ráp lớn mang lại giá trị kinh tế cao; đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 580 doanh nghiệp.

    16:13 | 15/10/2024
  • Bắc Giang: Thông qua mức tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất hằng năm, đất xây dựng công trình ngầm và đất mặt nước

    (Xây dựng) – Mới đây, HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết thông qua mức tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm, đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm và đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước.

    14:28 | 15/10/2024
  • Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

    14:23 | 15/10/2024
  • Lãi suất trái phiếu ngành Bất động sản vẫn “neo cao” do áp lực đáo hạn

    (Xây dựng) – Thống kê cho thấy, trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý IV/2024 dự kiến sẽ vượt mức 87,5 nghìn tỷ đồng, trong đó nhóm bất động sản chiếm đến 35%. Điều này sẽ buộc mặt bằng lãi suất dự kiến vẫn ở mức cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bất động sản.

    11:41 | 15/10/2024
  • Khánh Hòa đôn đốc thu nợ với 48 doanh nghiệp nợ thuế lớn

    (Xây dựng) – Trong tháng 8/2024, UBND tỉnh Khánh Hòa đã đôn đốc, thu hồi gần 10,5 tỷ đồng tiền nợ thuế của 48 doanh nghiệp nợ thuế lớn theo Báo cáo số 158/BC-CTKHH trên địa bàn tỉnh.

    11:39 | 15/10/2024
  • Cần gỡ bỏ “điểm nghẽn” cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam đã và đang gia tăng sự xuất hiện trong chuỗi sản xuất toàn cầu nhưng số lượng này chưa tương xứng với tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, vấn đề chính sách phát triển cho lĩnh vực này được coi là một “điểm nghẽn”. Các doanh nghiệp (DN) ngành CNHT mong muốn được tiếp cận nguồn vốn tốt, thời hạn cho vay dài.

    10:52 | 15/10/2024
  • Quy định về ủy quyền, phân cấp đầu tư dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Tại Khoản 3 Điều 84 Luật Đầu tư công quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cấp phó hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C thuộc cấp tỉnh quản lý, trừ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 35 Luật Đầu tư công.

    09:52 | 15/10/2024
  • Bình Định: Đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh trên 370 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh trên diện tích 75ha với tổng mức đầu tư 373,7 tỷ đồng.

    09:48 | 15/10/2024
  • Kon Tum: Thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án điện

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa có chỉ đạo khẩn đối với các dự án điện trên địa bàn, yêu cầu các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công để đảm bảo hoàn thành đúng theo cam kết. Nếu các dự án tiếp tục trì hoãn, tỉnh sẽ thu hồi và chấm dứt hoạt động dự án.

    08:42 | 15/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load