Thứ bảy 14/12/2024 02:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Đan Phượng (Hà Nội): Nỗ lực sớm đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao

10:56 | 01/12/2024

(Xây dựng) - Nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của nhân dân, Đan Phượng đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Toàn bộ 100% xã trên địa bàn huyện đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ, góp phần tạo nền tảng vững chắc để Đan Phượng sớm đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao.

Đan Phượng (Hà Nội): 100% xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Huyện Đan Phượng quan tâm chỉnh trang diện mạo nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp hơn.

Điểm sáng trong xây dựng NTM

Thực hiện 3 Chương trình công tác trọng tâm, toàn khóa giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội gồm: Chương trình số 04-CTr/TU về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025"; Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”; Chương trình số 08-CTr/TU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025”, huyện Đan Phương đã cụ thể hóa bằng các chương trình riêng.

Cụ thể: Huyện ủy Đan Phượng đã ban hành Chương trình số 07-CTr/HU về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng văn minh hiện đại gắn với tiêu chí phát triển thành quận giai đoạn 2021 - 2025” và Chương trình 10-CTr/THU về “Phát triển văn hóa - xã hội, xây dựng nếp sống thanh lịch văn minh; đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025”.

Đến nay, kết quả thực hiện các chương trình công tác đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đặc biệt, trong xây dựng nông thôn mới, Đan Phượng là điểm sáng, là điển hình Thủ đô. Hiện Đan Phượng đã có 100% số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện nay, Đan Phượng đang được Trung ương thẩm định, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với văn minh đô thị, xây dựng xã thành phường, huyện thành quận đến nay, huyện Đan Phượng đã có hạ tầng khang trang theo quy hoạch. Đến hết năm 2024, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện ước đạt 86 triệu đồng/người/năm, huyện không còn hộ nghèo.

Cùng với xây dựng nông thôn mới, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các cấp, ngành quan tâm thực hiện, nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia. Đến nay, Đan Phượng có hơn 90% gia đình được công nhận đạt danh hiệu gia đình văn hóa; hơn 94% làng văn hóa; gần 89% tổ dân phố văn hóa; hơn 95% cơ quan, đơn vị văn hóa; thị trấn Phùng được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị.

Toàn huyện có 130 nhà văn hóa/129 thôn, tổ dân phố, cụm dân cư; có 88 di tích được xếp hạng, trong đó có 50 di tích cấp TP, 37 di tích cấp quốc gia, 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt. Toàn huyện có 130 câu lạc bộ thể thao với 140 điểm, nhóm tập.

Đan Phượng (Hà Nội): 100% xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Những tuyến đường được đặt tên, vẽ tranh bích họa tại Đan Phượng.

Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải cho biết: Mặc dù kết quả thực hiện các Chương trình của Thành ủy Hà Nội và Huyện ủy trên địa bàn huyện đều đạt được kết quả rất tốt nhưng quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn. Đó là nhận thức của một bộ phận cán bộ vẫn còn hạn chế, một số cơ quan, một số đơn vị thực hiện chương trình chưa gương mẫu; nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả ở cơ sở chưa được nhân rộng, học tập kịp thời… Huyện thẳng thắn nhìn vào những hạn chế đó để có giải pháp khắc phục.

Về những giải pháp trong thời gian tới, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải cho biết sẽ tiếp tục cố gắng quyết tâm để thực hiện đạt kết quả cao nhất các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong các Chương trình công tác nhiệm kỳ 2021 - 2025 đề ra. Bên cạnh đó, đưa các kết quả đạt được đi vào chiều sâu, bền vững.

Hướng đến đô thị hóa bền vững

Đan Phượng còn đặc biệt chú trọng đến việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Từ năm 2021 đến nay, huyện đã có thêm 14 di tích được xếp hạng cấp thành phố, nâng tổng số di tích lên 88, bao gồm 37 di tích cấp quốc gia và 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Các di sản văn hóa phi vật thể như ca trù, hội diều làng Bá Dương Nội, chèo tàu xã Tân Hội tiếp tục được bảo tồn và phát huy. Điểm du lịch Hạ Mỗ (xã Hạ Mỗ), với đền thờ Thái úy Tô Hiến Thành, chùa Hải Giác, đình Vạn Xuân, đã trở thành điểm đến tâm linh nổi bật, được công nhận là điểm du lịch cấp thành phố.

Những giá trị văn hóa không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc địa phương mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, tạo thêm nguồn lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, Đan Phượng không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Dự kiến đến hết năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của huyện sẽ đạt 86 triệu đồng/năm. Huyện cũng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, hoàn thiện các trường học liên cấp, đảm bảo không còn hộ nghèo.

Đồng thời, việc thực hiện các Quy tắc ứng xử văn hóa, xây dựng hình ảnh “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã trở thành kim chỉ nam trong mọi hoạt động của địa phương. Những giá trị văn hóa truyền thống kết hợp với lối sống hiện đại, công nghiệp hóa đã giúp Đan Phượng trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị văn minh.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản khẳng định: “Đan Phượng không chỉ là điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới mà còn là hình mẫu về gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh đô thị hóa.”

Huyện đang hướng đến mục tiêu trở thành quận đô thị văn minh, với nỗ lực không ngừng trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, đến an sinh xã hội. Những thành tựu đạt được là minh chứng cho sức mạnh đoàn kết, sự sáng tạo của nhân dân Đan Phượng trên hành trình dựng xây một vùng đất phồn vinh và bền vững.

***

Thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội.

Khánh Hòa - Vũ Trung

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lâm Đồng: Hướng đến nông thôn mới văn minh, hiện đại

    (Xây dựng) - Với phương châm đích đến trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lâm Đồng là liên tục cải thiện, nâng cao chất lượng sống của người dân, do đó, xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc đã được các cấp ủy, cấp chính quyền địa phương nhận thức sâu sắc trong công tác chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

  • Kon Tum: Hừng sáng vùng đất Đăk Tô

    (Xây dựng) - Trong năm 2024, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, huyện Đăk Tô đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội, huy động các nguồn lực để xây dựng và nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi, trường học và văn hóa. Đến nay, toàn huyện có 8/8 xã đạt tiêu chí giao thông, thủy lợi và điện, tạo tiền đề phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân.

  • Bình Dương xây dựng Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3496/QĐ-UBND về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025 áp dụng cho các xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; làm cơ sở để UBND các xã tiếp tục giữ vững, duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt.

  • Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Xã Ea Kao quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian sớm nhất

    (Xây dựng) - Trong không khí hân hoan khi xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn mới nâng cao, lãnh đạo cùng người dân nơi đây nêu quyết tâm tiếp tục phấn đấu nhằm đưa xã Ea Kao lên chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của thành phố trong thời gian tới.

  • Yên Thế (Bắc Giang): Huyện miền núi chuyển mình nhờ xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với tinh thần quyết tâm cao, cùng sự vào cuộc quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại huyện miền núi Yên Thế (Bắc Giang) đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, nhiều vùng nông thôn đang dần trở thành những miền quê đáng sống.

  • Hương Sơn (Hà Tĩnh): Sôi nổi phong trào ra quân xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Thực hiện chỉ đạo của huyện Hương Sơn về đợt cao điểm xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh chào mừng kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, trong những ngày này, nhiều địa phương tổ chức ra quân hưởng ứng với khí thế thi đua sôi nổi.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load