Thứ hai 13/01/2025 09:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Dân Hà Nội biến ô tô cũ thành studio

08:24 | 28/04/2019

Những chiếc ô tô cũ rít thậm chí là sắp thành phế liệu được người dân Hà Nội tận dụng làm studio thu nhỏ, di động nhằm kiếm tiền mưu sinh hằng ngày.

Trong tiết trời nắng nóng ở Hà Nội, nhiều thợ ảnh thay vì phải bỏ cả chục triệu để thuê studio hàng tháng thì họ chọn cách “tái sinh” những chiếc xe ô tô đời cũ, cũ rít thành phòng chụp ảnh thu nhỏ và thậm chí có thể chủ động di chuyển ở mọi ngõ ngách trong TP Hà Nội.

Đó là trường hợp của anh Chu Tấn Thương, ở Hà Nội. Dù chỉ mới 21 tuổi (sinh năm 1998) nhưng anh Thương đã có 8 năm trong nghề nhiếp ảnh thẻ lấy liền bằng xe ô tô di động. Địa bàn hoạt động của anh Thương chủ yếu ở quanh khu vực tòa nhà Keangnam, Cầu giấy, Hà Nội.


Chiếc xe Suzuki Carry đời cũ của anh Thương được sử dụng là phòng chụp ảnh di động.

Chiếc xe anh Thương dùng chế lại thành studio thu nhỏ là chiếc ô tô Suzuki Super Carry đời cũ. “Tôi mua lại chiếc xe này khá lâu rồi với giá 60 triệu. Nhìn có vẻ cũ kĩ như vậy nhưng xe vẫn chạy tốt và ít khi hư hỏng”, anh Thương cho biết.

Theo anh Thương, không chỉ ở Keangnam, anh còn lái xe đi nhiều tuyến đường khác ở Hà Nội để hành nghề nhiếp ảnh thẻ lấy liền. Dù hoạt động nghề trong điều kiện không mấy thuận lợi nhưng studio xe thu nhỏ của anh khá đắt khách.

“Đỉnh điểm có ngày xe tôi thu hút được 40-50 người đến chụp ảnh. Sở dĩ đắt hàng vì giá thành khá rẻ do tôi không tốn nhiều chi phí thuê mặt bằng”.


Từ đằng xa chiếc xe ô tô cũ được sử dụng làm studio thu nhỏ, di động khá nổi bật với những hình ảnh quảng cáo chụp ảnh thẻ lấy liền.

Theo quan sát, để thu hút sự chú ý, chủ nhân chiếc xe đã dán rất nhiều ảnh chụp của khách hàng cũng như thông tin quảng cáo bên ngoài ô tô. Không gian hạn hẹp khoảng gần 2m2 trong xe chỉ đủ để dựng một chiếc bàn để máy tính và ghế cho thợ chụp ảnh ngồi chỉnh sửa ảnh. Còn việc chụp ảnh cho khách thường sẽ được thực hiện ở bên ngoài xe.


Không gian khá khiêm tốn bên trong chiếc xe cũ chỉ đủ để bàn máy tính và ghế cho thợ chụp ảnh ngồi chỉnh sửa ảnh.

Khác với anh Thương, anh Nam cũng là chủ một ô tô chụp ảnh di động  ngày ngày phải chạy chiếc ô tô “cà tang” khoảng 30-40km từ Đan Phượng xuống Cầu giấy, Hà Nội để hành nghề.


Chiếc xe hiệu Deawo rất cũ kĩ của anh Nam.

“Chiếc xe của tôi được cho từ người thân, xe cũ quá rồi nên rất hay bị hỏng. Dù vậy tôi cũng phải gắng tu sửa lại để có chỗ làm nghề vì chưa có điều kiện thuê cửa hàng mới”, anh Nam chia sẻ.

Đồ nghề của những thợ ảnh nầy khá đơn giản, gồm một chiếc máy tính, máy ảnh và máy in màu. Sau khi chụp, hình của khách sẽ được chỉnh sửa và in ngay.


Sau một ngày làm việc, anh Nam đã gấp gọn đồ đạc trong xe để chuẩn bị về nhà ở Đan Phượng.

Được biết, trong những ngày nắng nóng gay gắt, anh Nam và anh Thương đều phải dùng máy phát điện để có nguồn điện cho các thiết bị làm mát trên xe. Sở dĩ vậy vì xe quá nhỏ và xe để ở ngoài đường nên thường rất nóng

Dù vất vả như vậy nhưng khi được hỏi về công việc cả anh Thương và anh Nam đều rất vui vẻ, phấn khởi vì ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn dịch vụ chụp ảnh khá lạ này.


Tất cả chi tiết trên xe đều rất cũ thậm chí đã bị gỉ sắt.


Dân Hà Nội biến ô tô cũ, phế liệu thành studio thu nhỏ

Hình thức sử dụng ô tô làm địa điểm kinh doanh không quá xa lạ với người dân Hà Nội. Trước đó đã có nhiều hình thức kinh doanh khác như làm quán cà phê, bán hàng tạp hóa, quán bar hay thậm chí là quán trà đá, bún phở… cũng khá gây sự chú ý tới người tiêu dùng.

Theo Y Nhụy/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Bí ẩn căn biệt thự mái đỏ phủ đầy cây cỏ ở Long An

    Căn biệt thự cổ nằm giữa 4 bề cây cỏ dù xuống cấp trầm trọng vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc kiểu Pháp. Nơi đây từng là không gian sống của đại phú hào giàu có đất Cần Giuộc xưa.

  • Yên Bái: Trao 200 phần quà và 20 suất học bổng cho trẻ em khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn

    (Xây dựng) – Vừa qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin và Bảo trợ người khuyết tật, Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Yên Bái, các đơn vị tài trợ đã tổ chức và trao tặng quà tết cho 200 trẻ em bị khuyết tật và trao học bổng cho 20 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình bị thiệt hại do bão số 3 gây ra với tổng trị giá 240 triệu đồng.

  • Yên Bái: Năm 2024, huy động gần 4 tỷ đồng hỗ trợ thân nhân gia đình liệt sỹ

    (Xây dựng) - Năm 2024, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh Yên Bái cùng các đơn vị tài trợ, nhà hảo tâm đã trao tặng kinh phí hỗ trợ làm nhà tình nghĩa và tổ chức các hoạt động tri ân đền ơn, đáp nghĩa đối với các thân nhân gia đình liệt sỹ, người có công với tổng kinh phí gần 4 tỷ đồng.

  • Ninh Bình: Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm được điều chỉnh lên 989 tỷ đồng

    (Xây dựng) – HĐND tỉnh Ninh Bình có Nghị quyết số 110/NQ-HĐND về điều chỉnh chủ trương đầu tư Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, trong đó tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 989,236 tỷ đồng.

  • Quảng Bình: Những điểm nổi bật của ngành Xây dựng trong năm 2024

    (Xây dựng) - Trong năm 2024, Sở Xây dựng Quảng Bình đã tham mưu giải quyết 520 công việc theo chức năng nhiệm vụ được phân công; phối hợp điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thành việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố và vùng phụ cận đến năm 2045…

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Nghị quyết 18 chữ

    (Xây dựng) - Ngày xuân, nhóm văn nghệ sỹ chúng tôi thượng sơn lên các xã vùng cao của thành phố Hạ Long để thực tế sáng tác. Chiếc xe con bon bon trên con đường thảm nhựa, phóng tầm mắt ra xa thấp thoáng những căn nhà cao tầng và nhà biệt thự giả thái dưới tán lá rừng. Anh cán bộ xã đi cùng bảo, huyện Hoành Bồ hợp nhất với thành phố Hạ Long đã kéo dịch nông thôn miền núi với thành thị. Gần đây, thành phố có Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội cho các xã chỉ vẻn vẹn có 18 chữ, mà thiết thực đi vào đời sống người dân.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load