Thứ sáu 29/03/2024 15:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đại hội cổ đông Vinaconex 2020: Đề ra nhiều mục tiêu mang tính thách thức

16:41 | 29/06/2020

(Xây dựng) – “Mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2020 là 9.530 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2020 là 820 tỷ đồng, lần lượt bằng 96% và 104% so với thực hiện năm 2019. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ Vinaconex năm 2020 đạt lần lượt là 3.870 tỷ đồng và 803 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với thực hiện năm 2019. Cổ tức năm 2020 là 12%, bằng 200% so với thực hiện năm 2019”, đây là kế hoạch đưa ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vào ngày 29/6/2020, tại Hà Nội.

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019 đạt 787 tỷ đồng

Theo báo cáo của Vinaconex, trong năm đầu tiên hoạt động theo cơ cấu sở hữu không còn vốn Nhà nước, phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, Tổng Công ty vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Tổng doanh thu hợp nhất năm 2019 đạt 9.891 tỷ đồng (hoàn thành 98% so với kế hoạch), lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019 đạt 787 tỷ đồng (hoàn thành 106% so với kế hoạch và tăng 23% so với thực hiện năm 2018). Trong đó, Công ty mẹ Vinaconex đạt 3.516 tỷ đồng doanh thu và 717 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (hoàn thành 112% so với kế hoạch năm 2019 và tăng 24% so với thực hiện năm 2018).

dai hoi co dong vinaconex 2020 de ra nhieu muc tieu mang tinh thach thuc
Vinaconex trải qua năm đầu tiên hoạt động theo cơ cấu sở hữu không còn vốn Nhà nước với nhiều khó khăn, thách thức

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên hai lĩnh vực chính là xây dựng và đầu tư kinh doanh bất động sản tiếp tục có những bước phát triển ổn định, vững chắc. Vinaconex Xây dựng – Công ty do Vinaconex sở hữu 100% vốn điều lệ - mặc dù mới thành lập được hơn 1 năm nhưng đã đạt doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng.

Trong năm 2019, Vinaconex tiếp tục trúng thầu nhiều công trình xây lắp với giá trị lớn, tiêu biểu như: Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao Mikazuki (Đà Nẵng), dự án lọc hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa Vũng Tàu), Nhà xưởng Goertek (Bình Dương), Vin City Ocean Park (Hà Nội), Tổ hợp Khách sạn Crown (Lào), Đại học FPT (TP Hồ Chí Minh), hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Đặc biệt, dự án tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao Mikazuki (Đà Nẵng) – là dự án đầu tiên mà chủ đầu tư Nhật Bản giao trực tiếp cho một nhà thầu Việt Nam (Vinaconex) làm tổng thầu thi công.

dai hoi co dong vinaconex 2020 de ra nhieu muc tieu mang tinh thach thuc
Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao Mikazuki (Đà Nẵng)là dự án đầu tiên mà chủ đầu tư Nhật Bản giao trực tiếp cho một nhà thầu Việt Nam (Vinaconex) làm tổng thầu thi công.

Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản tiếp tục duy trì được sự ổn định và hiệu quả khai thác sau đầu tư. Bên cạnh việc thực hiện tốt các dự án chuyển tiếp như: Dự án chung cư Vinata 2B, dự án chung cư 97-99 Láng Hạ, dự án chung cư 93 Láng Hạ, dự án chung cư Bohemia Resident, Khu đô thị Thiên Ân (Đà Nẵng), Vinaconex đã trúng đấu giá nhiều dự án bất động sản lớn như: Dự án Tam Kỳ (Quảng Nam), dự án Tuy Hòa (Phú Yên), dự án Đại lộ Hòa Bình – Móng Cái (Quảng Ninh)… Cùng với dự án khu đô thị Cái Giá – Cát Bà Amatina và dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đây sẽ là những dự án trọng điểm trong chiến lược phát triển hoạt động đầu tư của Vinaconex trong thời gian tới.

Tập trung triển khai những dự án trọng tâm

Tại Đại hội đồng cổ đông Vinaconex đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 do HĐQT và Ban Tổng Giám đốc đề ra với nhiều mục tiêu mang tính thách thức. Theo đó, kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2020 là 9.530 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2020 là 820 tỷ đồng, lần lượt bằng 96% và 104% so với thực hiện năm 2019. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ Vinaconex năm 2020 đạt lần lượt là 3.870 tỷ đồng và 803 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với thực hiện năm 2019. Kế hoạch cổ tức năm 2020 là 12%, bằng 200% so với thực hiện năm 2019. Về định hướng phát triển, Vinaconex sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực và kiên định chiến lược phát triển hai lĩnh vực cốt lõi là xây lắp và đầu tư kinh doanh bất động sản.

Trong hoạt động xây lắp, Vinaconex sẽ tiếp tục đổi mới mô hình quản trị điều hành, kết hợp đồng thời mô hình tổng thầu quản lý và nhà thầu thi công trực tiếp; đẩy mạnh công tác đấu thầu các công trình hạ tầng, các dự án đầu tư công do Nhà nước đầu tư trong gói kích thích phát triển của Chính phủ, cũng như các công trình có vốn đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, kiểm soát chi phí đầu vào; nâng cao năng lực quản lý điều hành để tăng tỷ suất lợi nhuận hoạt động xây lắp.

Về đầu tư và kinh doanh bất động sản, Vinaconex sẽ tập trung thực hiện các dự án hiện có như: Dự án Cát Bà Amatina, các dự án trúng đấu giá năm 2019, đẩy mạnh phát triển các dự án hạ tầng khu công nghiệp (Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Cụm công nghiệp Sơn Đông, Khu công nghiệp Đông Anh). Ngoài ra, Vinaconex sẽ ưu tiên nguồn lực đầu tư vào các dự án BOT giao thông trọng điểm để tạo nguồn việc cho cả hệ thống; thực hiện M&A các dự án bất động sản đã cơ bản hoàn thiện thủ tục pháp lý để có thể vừa triển khai thực hiện trong năm, vừa tạo quỹ đất dự trữ cho các năm tiếp theo, từng bước nâng cao tỷ trọng giá trị đầu tư trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Vinaconex. Dự kiến quy mô đầu tư vốn của Vinaconex vào các dự án trong thời gian tới sẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

dai hoi co dong vinaconex 2020 de ra nhieu muc tieu mang tinh thach thuc
Dự án Cát Bà Amatina có vị trí trải dài từ thị trấn Cát Bà tới xã Trân Châu, thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Đây là dự án được xem là trọng điểm và chiến lược của Vinacontex ITC, cũng như Tổng Công ty Vinaconex (VGC - công ty mẹ của Vinaconex ITC) từ chục năm trước.

Cũng trong chương trình, Đại hội biểu quyết thông qua các nội dung như phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2019; phương án tăng vốn điều lệ Vinaconex thông qua hình thức chào bán 66.256.600 cổ phần (tương đương 15% tổng số cổ phần đang lưu hành) cho cổ đông hiện hữu, với giá chào bán 15.000 đồng/cổ phần; qua phương án chuyển niêm yết cổ phiếu VCG từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng tính thanh khoản, nâng cao vị thế, tạo uy tín và cơ hội thu hút các nguồn vốn đầu tư mới, mang lại lợi ích cho các cổ đông và các vấn đề quan trọng khác.

Ngọc Hà

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load