Thứ năm 28/03/2024 21:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đại học Kinh tế Quốc dân dự báo các kịch bản cho kinh tế Việt Nam

14:58 | 06/04/2020

Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra các kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay dựa vào thời điểm khống chế được dịch. Nếu còn dịch, tăng trưởng quý II có thể chỉ đạt 2%.

Đại học Kinh tế Quốc dân vừa có báo cáo đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách trong giai đoạn này.

Ảnh hưởng từ phía cầu

Nhóm nghiên cứu cho rằng với sự thay đổi của tâm dịch từ phía Trung Quốc sang các nước châu Âu, Mỹ và lan rộng sang các khu vực khác, tác động đến nền kinh tế Việt Nam sẽ mạnh hơn và thay đổi về cơ chế tác động từ phía đứt gãy nguồn cung ứng đầu vào sang chủ yếu là phía cầu.

Từ đó, nhóm này đưa ra dự báo tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam khoảng 2% so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu. Dự kiến, nền kinh tế phục hồi từ quý III.

Ngoài ra, chỉ số VN-Index giảm khoảng 28%, nhưng phục hồi ngay sau khi dịch được khống chế với mức xấp xỉ 20%. Xuất khẩu của Việt Nam dự báo giảm khoảng 25% trong quý II và phục hồi về mức giảm 15% trong các quý sau.

dai hoc kinh te quoc dan du bao cac kich ban cho kinh te viet nam
Dự báo tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam khoảng 2% so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu. Ảnh: Hoàng Hà.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng dự báo tác động của dịch Covid-19 đến một số lĩnh vực của nền kinh tế với kịch bản thuận lợi nhất (kịch bản 1 - dịch kéo dài đến hết tháng 4) và kịch bản xấu nhất (kịch bản 3 - dịch kéo dài đến hết tháng 6).

Nếu kịch bản 1 xảy ra, thương mại hàng hóa giảm 20-30%, xuất nhập khẩu giảm 5-8%, thương mại nội địa giảm 15%, dịch vụ vận tải và logistics giảm 20%, dịch vụ giáo dục giảm 35%, lĩnh vực du lịch và khách sạn giảm 15-20%...

Tuy nhiên, nếu kịch bản 3 xảy ra, sự suy giảm còn được dự báo tăng cao hơn rất nhiều. Thương mại hàng hóa giảm 30-40%, xuất nhập khẩu giảm 25%, thương mại nội địa giảm 30%, dịch vụ vận tải và logistics giảm 20-30%, dịch vụ giáo dục giảm 35-65%, du lịch và khách sạn giảm 30-40%...

Doanh nghiệp gia tăng chi phí

Nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đưa ra báo cáo về tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhóm đã tiến hành khảo sát ý kiến của 510 doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu bao bao gồm 92,6% doanh nghiệp ngoài Nhà nước, 6,08% doanh nghiệp FDI và 1,76% doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Kết quả khảo sát cho thấy 93,9% doanh nghiệp đánh giá dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Dịch bệnh đã làm cho các doanh nghiệp cùng một lúc phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Có 60,2% doanh nghiệp sụt giảm nguồn thu để bù đắp cho các chi phí. 51,8% hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành dưới mức bình thường; 43,4% doanh nghiệp không có nguồn thu; 39,4% không thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh (chẳng hạn phải đóng cửa trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy định); 31,2% doanh nghiệp hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được trong nước; 17,20% không xuất khẩu được; 36,7% thiếu hụt vốn; 29,1% thiếu nguyên liệu sản xuất.

Trong khi doanh thu bị sụt giảm nặng nề, các doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu nhiều khoản chi phí lớn. Kết quả khảo sát cho thấy, chi phí nhân công lao động đang là gánh nặng lớn nhất của 34,5% doanh nghiệp dưới tác động của dịch Covid-19.

dai hoc kinh te quoc dan du bao cac kich ban cho kinh te viet nam

Ngoài ra còn có khó khăn về chi trả lãi vay ngân hàng chiếm 25%, chi phí hoạt động thường xuyên 20,6%, chi phí thuê mặt bằng 17,9%...

Theo khảo sát, 65,5% doanh nghiệp cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên; 35,3% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động; 34% phải cắt giảm lương; 34,5% cho lao động nghỉ việc không lương; 44,7% doanh nghiệp cắt giảm quy mô sản xuất; 34,7% các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động; 15,1% doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh…

Theo khảo sát trên, nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết tháng 4, chỉ 0,8% doanh nghiệp có khả năng phá sản. Tuy nhiên, nếu dịch kéo dài đến hết tháng 6, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chỉ còn 14,9% doanh nghiệp duy trì được hoạt động; 6,1% doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản.

Kiến nghị chính sách

Nhóm nghiên cứu cho biết các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tập trung việc nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh; giảm thuế, miễn thuế, chi phí thuê mặt bằng thay vì chỉ là giãn, tạm hoãn; nhanh chóng triển khai các chính sách hỗ trợ đã ban hành; có giải pháp bình ổn giá nguyên vật liệu; giảm giá các đầu vào thiết yếu cho doanh nghiệp như điện, xăng dầu…

Nhóm nghiên cứu cũng kiến nghị một số giải pháp cụ thể. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trợ giúp trực tiếp về thanh khoản cho những ngân hàng có hỗ trợ thiết thực và cụ thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn, thông qua đó trợ giúp thanh khoản cho hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng.

Bộ Tài chính nên đưa ra chính sách giảm, miễn một số loại thuế (thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân) với quy mô hợp lý, đẩy mạnh xúc tiến triển khai dịch vụ thuế điện tử eTax.

Bộ Tài chính cũng cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch giải ngân chi tiết cụ thể các dự án, chương trình lớn; nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; có thể hoãn một số chương trình đầu tư chưa quan trọng…

Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tái cơ cấu theo hướng giảm đầu mối, tăng hiệu quả, cập nhật công nghệ, cơ cấu và đào tạo lại nhân lực. Ngoài ra cần phát triển các nguồn nguyên vật liệu trong nước, tìm và thay thế các nguồn nhập khẩu, phát triển các nguồn nguyên liệu và liên kết sâu với các nhà cung ứng nội địa.

Theo Hiếu Công/Zing.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Sẽ trình xin ý kiến Quốc hội về Quy hoạch Thủ đô tại Kỳ họp thứ 7

    Sau khi Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt, thành phố Hà Nội sẽ cụ thể hóa bằng những đề án, dự án, chuyên đề, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực nhằm sớm đưa Quy hoạch vào cuộc sống.

    09:45 | 28/03/2024
  • Bình Dương: Năm 2024 sẽ tập trung ba đột phá chiến lược

    (Xây dựng) - Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 33 - khóa XI (mở rộng) diễn ra vào sáng 27/3, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực để khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ba khâu đột phá này phải được triển khai quyết liệt, có sự chuyển biến thực sự trong quý II và những tháng tiếp theo của năm 2024.

    21:51 | 27/03/2024
  • Nghệ An: Ký kết Biên bản ghi nhớ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Đạt và Công ty TNHH Công nghệ năng lượng mới Hainan Drinda (Trung Quốc) vừa tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II.

    21:43 | 27/03/2024
  • Thái Bình: Cơ hội hợp tác đầu tư với thành phố Hannover, CHLB Đức còn rất lớn

    (Xây dựng) – Đây là nhận định của TS. Nguyễn Mạnh Hải, Tham tán phụ trách bộ phận đầu tư của Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức. TS. Nguyễn Mạnh Hải cho rằng, Thái Bình đã vươn lên mạnh mẽ trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn ở miền Bắc Việt Nam vì tỉnh đã có khu kinh tế ven biển với quỹ đất công nghiệp đủ lớn, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng.

    19:24 | 27/03/2024
  • Thái Bình: Kết nối, kêu gọi đầu tư tại thành phố Hannover, CHLB Đức

    (Xây dựng) - Tiếp tục chương trình làm việc tại Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức từ ngày 25 – 28/3, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Khắc Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Phòng Thương mại Hannover (IHK).

    19:19 | 27/03/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Kinh tế quý I/2024 tăng trưởng 6,54%, cao hơn dự báo

    (Xây dựng) – Theo Cục trưởng Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Khắc Hoàng, quý I/2024, kinh tế Thành phố tăng trưởng mức 6,54%, cao hơn nhận định của các chuyên gia chỉ 5,5%.

    16:11 | 27/03/2024
  • Hà Tĩnh: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp mới chỉ đạt 47,27%

    (Xây dựng) - Hà Tĩnh hiện có 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 542ha, tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy đến nay mới chỉ đạt 47,27%.

    14:27 | 27/03/2024
  • Công bố tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành Thang máy

    (Xây dựng) - Sáng 27/3, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành Thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.

    14:25 | 27/03/2024
  • Ký kết quy chế phối hợp cung cấp than cho sản xuất điện

    (Xây dựng) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc vừa ký kết quy chế phối hợp các Ban Chỉ đạo điều hành cung cấp than cho sản xuất điện. Đây là nỗ lực của các bên trong việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chung sức đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

    14:23 | 27/03/2024
  • Thái Bình: Mở rộng quan hệ hợp tác với Cộng hòa liên bang Đức

    (Xây dựng) - Ngài Herrmann, Thị trưởng thành phố Hannover, Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức bày tỏ sẵn sàng hợp tác đầu tư vào Thái Bình trong thời gian tới; đồng thời mong muốn tỉnh Thái Bình sẽ dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về tiềm năng, thế mạnh của Hannover cũng như tham gia các hoạt động hội chợ để tăng cường hiểu biết, kết nối giao thương trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư.

    10:33 | 27/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load