Thứ ba 10/12/2024 14:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Đại biểu Quốc hội: Phát triển công nghiệp công nghệ số cần có chính sách rõ ràng

15:56 | 30/11/2024

Nhiều đại biểu cho rằng để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số cần chính sách rõ ràng, khả thi, đủ mạnh, tập trung vào những yếu tố cốt lõi như nghiên cứu triển khai, hạ tầng, tài chính...

Đại biểu Quốc hội: Phát triển công nghiệp công nghệ số cần có chính sách rõ ràng
Đại biểu quốc hội tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Vân phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 30/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Cụ thể chính sách thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, nhiều đại biểu cho rằng để công nghiệp công nghệ số phát triển, cần có những cơ chế khuyến khích, ưu đãi có tính vượt trội, có trọng tâm, trọng điểm - vừa phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, đảm bảo tính khả thi - vừa thực sự góp phần tạo sự đột phá so với công nghệ thông tin.

Các đại biểu đánh giá cao các quy định tại dự thảo luật đã thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước để phát triển công nghiệp công nghệ số, khắc phục những tồn tại, hạn chế về công nghiệp công nghệ thông tin và cơ chế, chính sách vượt trội, đột phá, huy động mọi nguồn lực để phát triển hiệu quả tiềm năng của ngành công nghiệp công nghệ số trở thành ngành công nghiệp nền tảng, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số cũng như phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.

Theo đại biểu Trần Thị Vân (Bắc Ninh), doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng gần 1/2 tổng số lao động và đóng góp khoảng 40% GDP hằng năm. Các doanh nghiệp này được đánh giá cao về tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực chế tạo, điện-điện tử và công nghệ thông tin.

Về công nghiệp bán dẫn, đại biểu Vân cho rằng công nghiệp bán dẫn được xem như mạch máu của nền kinh tế hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Tháng 10/ 2023, Tập đoàn Amkor đã khánh thành nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư 1,6 USD, nâng tổng số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam lên đến 6,16 USD vào cuối năm 2024.

Điều này không chỉ giúp phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu từ khâu đóng gói, kiểm thử đến thiết kế, chế tạo chíp bán dẫn.

Để hoàn thành mục tiêu 3 giai đoạn của chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, có chính sách làm đòn bẩy, đảm bảo đủ nguồn nhân lực kỹ thuật cao và hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh, với cơ sở hạ tầng công nghệ và dịch vụ phụ trợ đồng bộ, đảm bảo ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam phát triển.

Từ thực tế trên, đại biểu tỉnh Bắc Ninh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa.

Đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi: hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính: thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định, việc hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Bên cạnh các chính sách phát triển dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần nghiên cứu quy định cụ thể, rõ ràng hơn đối với những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số trong nước, bảo đảm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Chính phủ cần tăng chi tiêu công để đặt hàng các doanh nghiệp số trong nước, tạo động lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số “make in Việt Nam.”

Tập trung vào những yếu tố cốt lõi

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) cho rằng các doanh nghiệp công nghệ số chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới. Tuy nhiên, bên cạnh các chính sách ưu đãi, cơ quan soạn thảo cần xác định rõ ràng đối tượng áp dụng; đặc biệt, cần có những cơ chế khuyến khích, ưu đãi có tính vượt trội, có trọng tâm, trọng điểm - vừa phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, đảm bảo tính khả thi - vừa thực sự góp phần tạo sự đột phá so với công nghệ thông tin.

Đại biểu Quốc hội: Phát triển công nghiệp công nghệ số cần có chính sách rõ ràng
(Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN)

Đại biểu phân tích công nghiệp công nghệ số là một ngành cần sử dụng nhiều tài nguyên, hóa chất và tác động lớn đến môi trường. Vì vậy, bên cạnh các chính sách ưu đãi, hỗ trợ mang tính đặc thù, vượt trội - cần đi kèm với các cam kết, nghĩa vụ - đặc biệt về bảo vệ môi trường.

Đồng thời, các đơn vị cần nghiên cứu bổ sung các quy định cụ thể về xử lý, thu hồi các sản phẩm bị đào thải trong công nghiệp công nghệ số, buộc các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ số phải chấp hành nghiêm các quy định về môi trường; sử dụng năng lượng xanh, sạch, bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững công nghiệp công nghệ số.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề nghị nghiên cứu quy định cụ thể, đầy đủ trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh; đồng thời nghiên cứu, quy định cụ thể tại dự thảo Luật hoặc giao Chính phủ quy định: trường hợp nào thì đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về công nghiệp công nghệ số và thời hạn đình chỉ, tạm đình chỉ.

Nhiều đại biểu cho rằng để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp công nghệ số, cần có chính sách rõ ràng, khả thi, đủ mạnh, tập trung vào những yếu tố cốt lõi như nghiên cứu triển khai, hạ tầng, tài chính, nhân lực, thị trường, tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Vì vậy, các đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh, cụ thể hóa trong Luật một số chính sách như hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư; sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp công nghệ số nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp chủ động triển khai kinh doanh ngành nghề mới, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp khởi nghiệp, liên kết phát triển hệ sinh thái.

Theo Đỗ Bình (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Giải thưởng VinFuture 2024 vinh danh 4 công trình khoa học “bứt phá kiên cường”

    (Xây dựng) - Ngày 06/12/2024, Quỹ VinFuture chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2024. Giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD được trao cho “Những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu”. Ba giải Đặc biệt vinh danh các công trình: “Sự đổi mới cải tiến vắc-xin dạng uống ngừa bệnh tả ở các nước đang phát triển”, “Những tiến bộ trong thiết kế vật liệu polymer và các phương pháp cho ứng dụng y sinh” và “Sự phát triển liệu pháp tế bào CAR T để điều trị ung thư và các bệnh khác”.

    02:10 | 07/12/2024
  • Hà Nội: Khai trương Trung tâm Dữ liệu chính Thành phố

    (Xây dựng) - Đây là sự kiện quan trọng của Thành phố Hà Nội trong nỗ lực hoàn thành xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cốt lõi, phục vụ công cuộc chuyển đổi số và xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh.

    18:38 | 06/12/2024
  • Trường Đại học Xây dựng Miền Tây: Hợp tác đại học về tài sản trí tuệ và chuyển đổi số trong ngành Xây dựng

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại trường Đại học Xây dựng Miền Tây - Bộ Xây dựng diễn ra Hội thảo “Hợp tác đại học về tài sản trí tuệ và chuyển đổi số trong ngành Xây dựng”. Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp xây dựng, khẳng định vai trò quan trọng của việc liên kết hợp tác trong đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong bối cảnh chuyển đổi số bùng nổ ngày càng phát triển mạnh mẽ.

    14:24 | 05/12/2024
  • Quảng Trị: Hiệu ích từ chuyển đổi số của ngành Xây dựng

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể và thiết, thực sự góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; cùng cả tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết tỉnh Đảng bộ các giai đoạn.

    11:08 | 04/12/2024
  • Hà Nội: Triển khai kế hoạch Đề án 06 năm 2025, khen thưởng thành tích xuất sắc năm 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 4021/UBND-KSTTHC về việc công tác thi đua, khen thưởng nhiệm vụ Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) năm 2024 và xây dựng kế hoạch công tác năm 2025.

    22:42 | 03/12/2024
  • Áp dụng BIM trong xây dựng: Hiện trạng, giải pháp và định hướng chính sách mới

    (Xây dựng) – Ngày 30/11, Tạp chí Xây dựng tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Áp dụng BIM trong xây dựng: Hiện trạng, giải pháp và định hướng chính sách mới”.

    19:04 | 30/11/2024
  • Hệ thống tiếp nhận, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử phải đáp ứng 7 chức năng

    (Xây dựng) - Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Thông tư quy định về thiết lập, vận hành Hệ thống tiếp nhận, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước.

    08:58 | 30/11/2024
  • Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á sắp diễn ra tại Hà Nội

    (Xây dựng) – “Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024” sẽ diễn ra từ ngày 2 – 3/12, với chủ đề “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”. Sự kiện dự kiến thu hút khoảng 2.000 đại biểu, đại diện các cơ quan nhà nước, quốc tế, hội, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

    10:27 | 27/11/2024
  • Ứng dụng iHanoi: Nâng cao hiệu quả phản ánh kiến nghị và sự hài lòng của người dân

    (Xây dựng) - iHanoi đã trở thành công cụ quan trọng giúp người dân và doanh nghiệp Thủ đô phản ánh nhanh chóng các vấn đề xã hội và tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến. Kể từ khi ra mắt, ứng dụng đã thu hút hơn 16 triệu lượt truy cập, xử lý hiệu quả hàng nghìn phản ánh và nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền. Việc tích hợp nền tảng VNeID không chỉ tăng cường bảo mật thông tin mà còn tạo thuận lợi cho việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

    08:04 | 27/11/2024
  • Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Xây dựng quận thông minh dựa trên nền tảng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số

    (Xây dựng) - Chiều 25/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm”. Theo đó, chủ trương chuyển đổi số, xây dựng quận thông minh đang được Bắc Từ Liêm đẩy mạnh trên các lĩnh vực dựa trên 3 nền tảng: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

    11:48 | 26/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load