Thứ tư 18/09/2024 01:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

“Cú sốc dầu mỏ” từ xung đột lợi ích

12:05 | 04/06/2016

Giá dầu mỏ trên thị trường thế giới thời gian tới vẫn sẽ được duy trì ở mức rất thấp do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không thể đạt được đồng thuận trong việc cắt giảm nguồn cung ra thị trường.


Các thành viên OPEC vẫn bất đồng với nhau trong việc cắt giảm sản lượng khai thác để nâng cao giá dầu mỏ hiện ở mức quá thấp

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong cuộc họp ngày 2-6 tại trụ sở tổ chức này ở Vienna (Áo) đã quyết định giữ nguyên sản lượng khai thác dầu thô khi cho rằng sự phục hồi của giá dầu thô trên thế giới đã làm giảm sức ép hạn chế nguồn cung. Theo tổ chức chi phối thị trường “vàng đen” thế giới này, kể từ cuộc họp OPEC cuối cùng diễn ra tháng 12-2015 tới nay, giá dầu mỏ thế giới đã tăng hơn 80%, “cung và cầu cân đối”, sản xuất và dự trữ trong OPEC cũng được tiết chế hài hòa. 

Tuy nhiên, thực tế trong nội bộ OPEC về vấn đề sản lượng khai thác dầu thô không hề “sóng yên biển lặng” như biểu hiện ra bên ngoài tại cuộc họp ở Vienna. Dù rằng giá dầu thô thế giới đã cải thiện nhiều sau khi xuống tới mức đáy dưới 30 USD/thùng dầu vào tháng 1 năm nay song còn xa mới lên tới ngưỡng mong muốn của các nước xuất khẩu thứ nhiên liệu mang ý nghĩa sống còn đối với đời sống và nền kinh tế toàn cầu này.

Không ít trong số 12 thành viên OPEC muốn hạn chế sản lượng khai thác nhằm tăng giá dầu mỏ trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, một số thành viên tổ chức này, nhất là Arập Xêút và Iran - hai quốc gia chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng dầu thô của OPEC (khoảng 13 triệu thùng/31,5 triệu thùng dầu/ngày), lại không muốn cắt giảm sản lượng khai thác bởi lo sợ mất thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Kể từ tháng 6-2014, giá dầu thô từ mức trên 110 USD/thùng đã lao dốc không phanh hơn 70%, xuống chỉ còn 27 USD/thùng vào trung tuần tháng 1-2016 do tình trạng cung vượt cầu cũng như những quan ngại về viễn cảnh kinh tế toàn cầu. Việc sản lượng khai thác dầu thô đá phiến của Mỹ “bùng nổ” cũng là một nguyên nhân quan trọng đẩy giá dầu đi xuống.

Việc giá dầu thô xuống quá thấp, dù đã phục hồi lên mức trên dưới 60 USD/thùng như hiện nay, song vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế các quốc gia xuất khẩu dầu, trong đó có các thành viên của OPEC. Một số quốc gia OPEC như Algeria (sản lượng 1,1 triệu thùng/ngày), Nigeria (1,9 triệu thùng/ngày)… và đặc biệt là Venezuela (2,4 triệu thùng/ngày) đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng bởi “cú sốc giá dầu” xuống thấp.

Không chỉ các quốc gia thành viên OPEC mà các quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn như Nga cũng muốn nâng giá dầu thô bằng cách đạt được một thỏa thuận tại cuộc họp ngày 2-6 tại Vienna về hạn chế sản lượng khai thác. Tuy nhiên, cả Arập Xêút và Iran đều nhất quyết phản đối, trong đó Iran cho rằng do mới được phương Tây hủy bỏ lệnh cấm vận từ tháng 1-2016 nên Tehran muốn đẩy mạnh khai thác để đạt được sản lượng trên 3 triệu thùng/ngày như trước khi bị cấm vận cách đây hơn 10 năm.

“Cú sốc giá dầu” với các nước xuất khẩu dầu mỏ vì thế là hệ quả của lợi ích cục bộ của một số thành viên OPEC, tổ chức nhiều thập kỷ qua đã chi phối thị trường “vàng đen” thế giới kể từ khi ra đời năm 1960. Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Rosneft của Nga (một trong những nhà khai thác dầu thô lớn của thế giới), ông Igor Sechin nhận định OPEC ngày nay thực sự không còn là một tổ chức thống nhất và đã đến lúc nên quên đi thời tổ chức này có thể quyết định thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Theo Hoàng Tuấn/ANTĐ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bài 1: Hoàn thiện “thể chế xanh”

    (Xây dựng) - Sau khi Việt Nam phê duyệt Chiến lược phát triển xanh và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cam kết “Net Zero” tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP 26), Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng để cụ thể hóa lộ trình xanh.

    10:53 | 17/09/2024
  • Tìm hướng đi cho ngành sản xuất mía đường

    (Xây dựng) – Gần 200 đại biểu đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Cộng hòa Fiji, Philipipines, Mỹ, Việt Nam đã hội tụ về Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn (Bình Định) tham dự "Hội nghị ngành đường quốc tế IAPSIT lần thứ 8 và Sugarcon 2024" diễn ra từ ngày 16 – 19/9.

    10:10 | 17/09/2024
  • Phú Yên ưu tiên phát triển các ngành Công nghiệp động lực gắn với kinh tế biển

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 16/9/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    09:29 | 17/09/2024
  • Bến Tre: Khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển

    (Xây dựng) - Bến Tre đã có những bước tiến nổi bật trong việc khai thác tiềm năng kinh tế biển, nhờ vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển tỉnh theo hướng Đông giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Các lĩnh vực như nuôi tôm, chế biến thủy sản, năng lượng tái tạo và du lịch đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong những tháng đầu năm 2024.

    09:05 | 17/09/2024
  • Đề xuất tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng chợ

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng chợ.

    08:56 | 17/09/2024
  • Yên Thế (Bắc Giang): Tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản

    (Xây dựng) – UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) vừa ban hành văn bản về việc tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; quyết toán dự án hoàn thành.

    22:41 | 16/09/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Ban hành kế hoạch tăng trưởng xanh

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ký Quyết định số 3797/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2024 – 2030, có hiệu lực từ ngày 13/9/2024.

    16:25 | 16/09/2024
  • Áp lực của các thương hiệu lớn khi giá thuê mặt bằng bán lẻ tăng cao

    (Xây dựng) - Theo báo cáo mới được công bố của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2024, doanh thu bán lẻ ước đạt 3.199,7 nghìn tỷ VNĐ, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng nổi bật được ghi nhận tại một số địa phương như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

    14:31 | 16/09/2024
  • Vĩnh Phúc cần làm gì để lấy lại “vị thế” là tỉnh phát triển mạnh các khu công nghiệp?

    (Xây dựng) - Vĩnh Phúc từng được biết đến là “điểm sáng” của cả nước về thu hút đầu tư. Tuy nhiên, nhiều lợi thế trong giai đoạn trước đây của Vĩnh Phúc hiện bị thu hẹp trong bối cảnh các địa phương trong vùng và lân cận có điều kiện phát triển tương đồng vươn lên mạnh mẽ, từ đó đặt ra những thách thức mới cho tỉnh. Vì vậy, Vĩnh Phúc cần có chính sách, giải pháp cụ thể để phát triển bền vững các khu công nghiệp (KCN) trong giai đoạn mới.

    14:27 | 16/09/2024
  • Việt Trì (Phú Thọ): Phấn đấu hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật toàn diện

    (Xây dựng) – Trong 6 tháng đầu năm, thành phố Việt Trì đã hoàn thành đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Việt Trì đến năm 2040. Đồng thời, thực hiện 36 công trình xây dựng, đây được xem như cơ sở để triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở, đảm bảo phát triển bền vững và phù hợp với định hướng xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

    14:18 | 16/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load