Thứ ba 10/09/2024 13:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Cư dân ở tập thể chờ sập nghi ngờ đánh giá của TP.Hà Nội

08:41 | 28/04/2016

Lãnh đạo tổ dân phố đang trực tiếp ở khu nhà G6A khu tập thể Thành Công và tập thể Bộ Tư pháp vẫn thắc mắc, vì sao chính quyền xếp khu nhà họ ở vào diện nguy hiểm phải di dời.


Đơn nguyên 3 tập thể Bộ Tư pháp (bên phải) bị nghiêng và được đánh giá nguy hiểm cấp độ D.

Dân nghi ngờ đánh giá mức độ nguy hiểm

Vừa qua, UBND TP.Hà Nội đã ban hành quyết định về việc di dời các chủ sở hữu, sử dụng tại các đơn nguyên khu nhà tập thể cũ tại đơn nguyên 1, 2 nhà G6A (phường Thành Công); đơn nguyên 1, nhà A Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh); đơn nguyên 1 và đơn nguyên 3 (Tập thể Bộ Tư pháp, phường Cống Vị). Đây là các công trình được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cấp D (cấp cao nhất), có nguy cơ sập đổ.

TP.Hà Nội cũng giao UBND quận Ba Đình chủ trì xây dựng phương án di dời và phương án bồi thường, hỗ trợ, tạm cư, tái định cư cho các chủ sở hữu.

Ngày 27/4, trao đổi với PV về quyết định trên của TP. Hà Nội, ông Lê Hoàng Trung - Tổ phó Tổ dân phố số 1 (phường Cống Vị), hiện ở khu tập thể Bộ Tư pháp cho biết, ông và nhiều người dân ở khu tập thể Bộ Tư pháp đều bất ngờ về quyết định của thành phố.

“Sáng nay tôi ngủ dậy, nhiều hộ dân hỏi tôi về quyết định di dời của thành phố. Nhiều người lo lắng bởi việc di dời chuyển tới nơi ở mới có thể khiến sinh hoạt của các hộ dân bị đảo lộn, từ công việc, đến học hành của con cái”, ông Trung nói.

Theo ông Trung, đơn nguyên 1 và 3 của khu tập thể bị nghiêng và được đánh giá nguy hiểm ở cấp độ D. Tuy nhiên, về kết cấu bê tông và tường không có dấu hiệu nứt vỡ. Để dẫn chứng cho lời mình nói, ông Trung dẫn PV đi khảo sát một vòng khu tập thể Bộ Tư pháp và một số căn hộ.

Ông Trung cho rằng, nếu cơ quan có thẩm quyền kết luận, đơn nguyên 1 và 3 khu tập thể Bộ Tư pháp đã nguy hiểm ở cấp độ D thì cần đưa ra các đánh giá hiện trạng chứng minh cho người dân thấy họ không thể tiếp tục sinh sống trong khu tập thể.


Ông Lê Hoàng Trung, Tổ phó Tổ dân phố số 1, phường Cống Vị cho rằng kết cấu của tập thể Bộ Tư pháp chưa gặp “vấn đề” dù bị nghiêng.

“Nói là đánh giá khu tập thể nguy hiểm ở mức độ D nhưng chưa ai công bố, nói rõ cơ quan nào đánh giá và đánh giá thế nào. Tôi đi họp ở phường cũng chỉ nghe nói khu nhà nguy hiểm loại này, loại kia. Tuy nhiên, đánh giá khách quan theo mắt thường thì chưa thấy vấn đề gì cả”, ông Trung bày tỏ.

Tương tự, ông Đỗ Chiến Dũng (ở tập thể G6A) - Tổ phó tổ dân phố số 32, phường Thành Công cho biết, nhiều hộ dân ở tập thể G6A chưa tin tưởng về kết luận xếp tòa nhà G6A vào mức nguy hiểm loại D.

“Nhiều người chưa tin tưởng kết luận xếp khu nhà vào loại D. Chúng tôi chỉ muốn biết, tại sao nhà G6 lại xếp vào cấp độ D. Nếu khu nhà nguy hiểm cấp độ D do bị lún nghiêng thì có thể chống lún. Trường hợp cơ quan chuyên môn khảo sát không xử lý được nữa thì lúc đó tính tới bước di dời”, ông Dũng cho biết.

Chuyển ngay nếu được đảm bảo tái định cư

Khi được hỏi “trong trường hợp buộc phải di dời thì các hộ dân có nguyện vọng gì?”, ông Đỗ Chiến Dũng cho biết, các hộ dân nhà G6A mong muốn lực lượng chức năng đưa ra lộ trình cho phép họ tái định cư.

“Chúng tôi cần biết lộ trình tái định cư, nghĩa là khi nào dời đi, chuyển tới địa điểm nào, thời gian đi tạm cư là bao nhiêu lâu, khi nào được tái định cư để tránh trường hợp di dời nhưng không biết khi nào mới được quay về.

Nếu mà chậm thì ai phải là người chịu trách nhiệm. Bà con sinh sống ở đây qua nhiều thế hệ nên nguyện vọng của họ là muốn quay về”, ông Dũng nói.

Tại khu A tập thể Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh), nhiều hộ dân khi trao đổi phóng viên đều chung nguyện vọng sớm được di chuyển khỏi khu nhà nhưng mong muốn chính quyềnthành phố phải đảm bảo cho họ được tái định cư.

“Tôi muốn chuyển đi ngay không nó sập đến nơi rồi. Nhưng chỉ chuyển đi ở tạm một thời gian, sau khi xây dựng lại thì cho chúng tôi được tái định cư”, ông Hoàng Như Tiến (ở nhà 406, nhà A, tập thể Ngọc Khánh) chia sẻ.

“Chúng tôi sống ở đây quen rồi, công việc và nơi con cái học hành cũng gần đây nên không ai muốn chuyển. Nhưng vì khu nhà xuống cấp quá rồi nên chúng tôi đồng ý sẽ chuyển chỉ cần chính quyền đảm bảo cho chúng tôi tái định cư”, chị Ngô Thị Phương (34 tuổi, nhà 506, nhà A, tập thể Ngọc Khánh) chia sẻ.

Theo Xuân Lực/Dân Việt

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội phát lời kêu gọi ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

    (Xây dựng) - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương vừa phát động Lời kêu gọi nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

  • Chuẩn bị khởi công cầu Ba Lai 8 nối Bến Tre - Tiền Giang - Trà Vinh

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng cầu Ba Lai 8, nằm trong hành lang đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre, đây không chỉ đơn thuần là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng cho những kỳ vọng lớn lao trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sự ra đời của cây cầu này dự kiến sẽ tăng cường khả năng kết nối Bến Tre với các tỉnh ven biển phía Đông, mở ra cơ hội mới cho giao thương và thu hút vốn đầu tư xây dựng, từ đó góp phần vào sự phát triển của các khu kinh tế biển năng động.

  • Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây: Mất cắp dây cáp, thiết bị điện, ảnh hưởng xây dựng, vận hành

    (Xây dựng) – Đơn vị thi công hệ thống chiếu sáng tại 02 nút giao của cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây trình báo đến Công an tỉnh Bình Thuận đề nghị điều tra, làm rõ 02 vụ mất cắp dây cáp, thiết bị điện, ảnh hưởng đến xây dựng, vận hành đoạn cao tốc trên.

  • Tuyên Quang: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

    (Xây dựng) – Từ ngày 6 đến ngày 9/9, trên địa tỉnh Tuyên Quang chịu ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3, các huyện, thành phố đã xảy ra nhiều đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Đồng thời thuỷ điện Tuyên Quang thực hiện xả 8 cửa xả đáy đã gây lũ lớn, thiệt hại nặng trên địa bàn toàn tỉnh, UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai.

  • Thanh Hóa: Ban hành Công điện ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công điện về việc triển khai ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt.

  • Hà Nội: Cảnh báo lũ trên sông Hồng, sông Đuống

    (Xây dựng) - Theo thông tin của Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc bộ, hiện nay, mực nước trên sông Hồng, sông Đuống đang lên nhanh. Lúc 01h ngày 10/9/2024 mực nước trên các sông như sau: Trên sông Hồng tại Hà Nội là 8,26m (dưới BĐ1: 1,24m); trên sông Đuống tại Thượng Cát là 7,71m (dưới BĐ1: 1,29m).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load