Thứ hai 16/09/2024 17:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Covid-19 tác động dai dẳng, nền kinh tế xuất hiện những chỉ số hiếm thấy

20:31 | 30/04/2021

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm nay có tăng so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn số rút lui khỏi thị trường. Điều này được chuyên gia cho là chỉ báo đáng chú ý.

Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn thành lập mới

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021.

Theo báo cáo, số lượng doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường có xu hướng tích cực. Tuy nhiên, những tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế vẫn còn dai dẳng, phản ánh qua việc số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Nhiều doanh nghiệp vẫn chọn giải pháp tiếp tục chờ đợi, tạm ngừng hoạt động để nghe ngóng, xem xét diễn biến của thị trường, tìm kiếm ý tưởng, hướng đi mới hoặc chờ đợi triển khai các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước rồi mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay giải thể, chưa "đóng cửa" hoàn toàn ở thời điểm này.

covid 19 tac dong dai dang nen kinh te xuat hien nhung chi so hiem thay
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Theo kết quả khảo sát tại Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2020 công bố ngày 10/4, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực trên diện rộng lên toàn bộ hoạt động doanh nghiệp. Hơn 87% doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp tư nhân trong nước và FDI, cho biết họ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh trong năm 2020.

Do vậy, tình hình doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng đầu năm 2021 tiếp tục có sự gia tăng. Con số cụ thể là 51.496 doanh nghiệp, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, 28.349 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm đến 55,1% tổng số rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng đầu năm.

Trong khi đó, số thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2021 là 44.166 doanh nghiệp, có tăng so với cùng kỳ 2020 và cũng là con số cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay. Dù vậy, so với số doanh nghiệp rút lui của thị trường, lượng doanh nghiệp thành lập mới thấp hơn.

Trao đổi với Dân trí, chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình cho hay, khi nền kinh tế khó khăn do Covid-19 kéo dài, đã có những chỉ số rất đáng lưu ý xuất hiện. "Lần đầu tiên trong một thập kỷ gần đây, chúng ta quan sát thấy hiện tượng số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp tham gia thị trường", ông nói.

Theo ông Lê Duy Bình, quy luật thị trường có "sinh" có "tử" và hiện tượng rút lui khỏi thị trường là bình thường, song rút lui ở mức độ quy mô lớn trong một kỳ quan sát như vậy là điều rất đáng lo ngại. Chuyên gia này nêu góc nhìn từ đó có thể thấy, môi trường kinh doanh còn quá khó khăn, những tác động của Covid-19 là vô cùng lớn.

Thất nghiệp đáng báo động

Điều đáng chú ý khác, theo ông Lê Duy Bình, tỷ lệ tham gia thị trường lao động cũng giảm - hiện tượng rất ít khi xảy ra trong những năm trước đây. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp trong những người thuộc độ tuổi thanh niên thất nghiệp tăng và đây là một điều đáng quan ngại.

"Một bộ phận của nền kinh tế như ngành dịch vụ, du lịch, vận tải hành khách vẫn gặp muôn vàn khó khăn với lượng khách quốc tế sụt giảm nghiêm trọng tới gần 100%. Một khu vực chiếm 4-5% GDP chưa được phục hồi thì vẫn còn để lại nhiều gánh nặng cho nền kinh tế", ông Bình nói.

Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, mặc dù những nỗ lực khôi phục kinh tế đi đôi với phòng chống dịch đã phần nào cải thiện các gam màu xám của tình hình lao động việc làm trong nước, trong quý I/2021, cả nước vẫn còn 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Trong đó, nam giới chiếm 51% và số người trong độ tuổi 25 - 54 chiếm gần hai phần ba.

540.000 người trong tổng số 9,1 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 bị mất việc. 2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh. 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên. 6,5 triệu lao động báo cáo họ bị giảm thu nhập.

Số người thất nghiệp giảm so với quý trước nhưng tăng so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo tăng lên so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2021 là gần 1,1 triệu người, giảm 137.000 người so với quý trước và tăng 12.100 người so với cùng kỳ năm trước.

"Nhìn chung, những con số thống kê về tình hình lao động việc làm quý I/2021 đã phản ánh những khó khăn và biến động của nền kinh tế nói chung và thị trường lao động Việt Nam nói riêng trong thời gian qua. Những khó khăn này là thách thức rất lớn đối với các nỗ lực của Chính phủ trước chủ trương hoàn thành tốt mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế vừa chiến thắng đại dịch", lãnh đạo Tổng cục Thống kê nhận định.

Theo Nguyễn Khánh/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023. Đây được coi là một dấu mốc quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh, quy hoạch xác định rõ mục tiêu đến năm 2030 là đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo ra bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội.

    14:04 | 16/09/2024
  • Kon Tum điều chỉnh nguồn vốn để tăng cường tỷ lệ giải ngân đầu tư công

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Kon Tum đang đẩy mạnh các biện pháp để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra cho đến cuối năm 2024. Trong bối cảnh tỷ lệ giải ngân đầu tư công còn thấp, UBND tỉnh đã yêu cầu điều chuyển nguồn vốn từ các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng hấp thụ vốn tốt hơn.

    10:42 | 16/09/2024
  • Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được ủy quyền phê duyệt quyết toán các dự án nhóm B, nhóm C

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Tài chính Lâm Đồng được ủy quyền có trách nhiệm phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công đối với các dự án nhóm B, nhóm C.

    10:40 | 16/09/2024
  • Tài chính xanh cho phát triển bền vững

    Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Việt Nam cần xây dựng và triển khai toàn diện các định hướng, giải pháp tài chính xanh để đổi mới mô hình tăng trưởng.

    08:59 | 16/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Đầu tư nâng cấp lưới điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất

    (Xây dựng) – Để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, các hợp tác xã dịch vụ điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư nâng cấp lưới điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng, tiêu thụ điện ngày càng tăng cao của nhân dân.

    21:32 | 15/09/2024
  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

    14:07 | 15/09/2024
  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

    13:59 | 15/09/2024
  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

    09:19 | 15/09/2024
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

    09:02 | 15/09/2024
  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

    08:25 | 15/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load