Thứ bảy 20/04/2024 09:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

COP26: Việt Nam đã đi đúng 'dòng chính' của xu thế phát triển toàn cầu

20:43 | 07/12/2021

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định thông qua cam kết tại COP26, Việt Nam đã đi đúng dòng chính của xu thế phát triển "xanh" toàn cầu cùng với các nước phát triển có tiềm năng về kinh tế, công nghệ cao.

cop26 viet nam da di dung dong chinh cua xu the phat trien toan cau
Rừng trồng trên cát ở các xã ven biển huyện Triệu Phong. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)

Chiều 7/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường, thường trực Ban Công tác đàm phán của Việt Nam về biến đổi khí hậu đã tổ chức Hội thảo công bố kết quả Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow, Vương quốc Anh từ ngày 30/10-13/11/2021.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết Hội nghị COP26 vừa qua đã thành công tốt đẹp, đánh dấu sự chuyển đổi mang tính đột phá trong mô hình phát triển trên thế giới, từ dựa trên năng lượng hóa thạch, sang phát triển ít phát thải, hướng tới phát thải ròng bằng “0.”

Đáng chú ý, vấn đề chuyển đổi sang năng lượng sạch và nhanh chóng chấm dứt sử dụng than được các quốc gia cam kết thúc đẩy mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các nguồn tài chính quốc tế cho phát triển điện than sẽ sớm chấm dứt và chuyển sang tập trung hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, duy trì, phát triển rừng và bảo vệ các hệ sinh thái.

Cùng với Gói Thỏa thuận khí hậu Katowice được thông qua tại Hội nghị lần thứ 24 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP24) năm 2018, Gói Thỏa thuận khí hậu Glasgow được thông qua tại COP26, Bộ quy tắc hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris đã cơ bản được hoàn thiện...

Theo người đứng đầu ngành tài nguyên và môi trường, Việt Nam đã đi đúng "dòng chính" của xu thế phát triển toàn cầu cùng với các nước phát triển có tiềm năng về kinh tế, công nghệ cao. Việc cam kết đưa phát thải ròng về “0” và tham gia cam kết metan đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế, khai thông nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phát thải. Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam phát triển.

cop26 viet nam da di dung dong chinh cua xu the phat trien toan cau
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Phạm Văn Tấn cũng cho rằng các cam kết mạnh mẽ và những ý kiến đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại hội nghị đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về tăng trưởng ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 và Dự thảo Nghị định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozone đã được xây dựng theo hướng tiếp cận các quy định mới nhất trong đàm phán biến đổi khí hậu, hoàn toàn phù hợp với các quy định mới nhất vừa được thông qua tại Hội nghị COP26, sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để huy động toàn xã hội thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong số đó, phát triển ít phát thải sẽ là xu thế chủ đạo để Việt Nam tiếp tục thay đổi toàn diện mô hình phát triển từ dựa trên năng lượng hóa thạch, sử dụng nhiều tài nguyên sang mô hình phát triển theo hướng ít phát thải.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay tại Việt Nam là việc huy động và duy trì sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị; với quyết tâm kiên định thực hiện lộ trình chuyển đổi lâu dài, khó khăn; nguồn lực trong nước rất thiếu, nguồn lực nước ngoài dồi dào nhưng khó vào Việt Nam do vướng cơ chế, thủ tục hành chính.

Ngoài ra, nguồn nhân lực trong nước hiện chưa đáp ứng để áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến…

Đưa ra góp ý ở góc độ quốc tế, ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cũng cho rằng để triển khai kết quả Hội nghị COP26, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao nhận thức, quyết tâm của các cấp, các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kiên định với quá trình chuyển đổi.

Cùng với đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cần sớm ban hành Nghị định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozone; danh mục các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; đề án phát triển thị trường cácbon... đã được xây dựng trên cơ sở các quy định của Thỏa thuận Paris và các hướng dẫn thi hành Thỏa thuận Paris để hoàn thiện cơ sở pháp lý thực hiện giảm nhẹ phát thải ở Việt Nam.

Mặt khác, Việt Nam cần tích cực, chủ động tăng cường hợp tác quốc tế về tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực triển khai Thỏa thuận Paris và các cam kết được tại Hội nghị COP26../.

Theo Hùng Võ (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Bắc Kạn: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

    (Xây dựng) - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TU của Tỉnh ủy, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Kạn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện nhiệm vụ của các Chương trình mục tiêu quốc gia; chú trọng lồng ghép, sử dụng hiệu quả nguồn lực Nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để các nhiệm vụ của Chương trình được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

  • Ninh Bình: Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) – Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư trên 818 tỷ đồng thuộc Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 4 tỉnh ven biển Bắc Trung bộ. Khi hoàn thành, Tiểu dự án này sẽ cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng đô thị nhằm ổn định duy trì kinh tế - xã hội đô thị Phát Diệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu có nhiều diễn biến trầm trọng và phức tạp.

  • Ban Giao thông Thành phố Hồ Chí Minh dự phòng khả năng chấm dứt hợp đồng với Tập đoàn Thuận An

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Giao thông) đã có thông tin liên quan các gói thầu do Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) thực hiện tại các dự án giao thông trọng điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Quảng Trị: Lốc xoáy làm hàng chục ngôi nhà bị sập và tốc mái

    (Xây dựng) – Trong các ngày từ 15-18/4, trên địa bàn các huyện Hướng Hóa và Hải Lăng (Quảng Trị) đã có mưa dông kèm theo lốc xoáy, mưa đá và gió giật mạnh xảy ra làm cho hàng chục ngôi nhà bị sập và tốc mái, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp bị thiệt hại.

  • Tăng cường các chuyến bay đêm phục vụ dịp nghỉ lễ

    (Xây dựng) - Nhằm phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và cao điểm hè sắp tới, Vietnam Airlines đã mở bán tăng cường vé của 2.000 chuyến bay khai thác từ sau 21h hằng ngày, trên các đường bay giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang…

  • Đồng Nai: Bao giờ xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu?

    (Xây dựng) - Còn khoảng 40 ngày nữa là đến thời hạn tỉnh Đồng Nai phải bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dự án thành phần 1, 2), tuy nhiên, nhiệm vụ này được xem là “bất khả thi” vì còn quá nhiều khó khăn, vướng mắc chưa thể xử lý dứt điểm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load