Thứ sáu 19/04/2024 02:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Công tác kiểm soát lạm phát năm 2021 đảm bảo trong tầm kiểm soát của Chính phủ

22:17 | 26/10/2021

(Xây dựng) - Ngày 26/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về tổng kết đánh giá công tác điều hành giá quý 3-2021, kịch bản điều hành giá quý IV/2021, đầu năm 2022.

cong tac kiem soat lam phat nam 2021 dam bao trong tam kiem soat cua chinh phu
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, thời gian qua, nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa, trong đó có công tác quản lý, điều hành giá.

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, thời gian qua, nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa, trong đó có công tác quản lý, điều hành giá.

Trong thời gian tới, các nước sau khi khống chế được dịch bệnh sẽ mở rộng sản xuất, nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ, nhu cầu các mặt hàng chiến lược tăng cao, xu hướng lạm phát gia tăng… Do đó công tác điều hành giá quý IV/2021 là hết sức quan trọng. Phó Thủ tướng đề nghị đại diện các bộ ngành nghiên cứu kỹ báo cáo trung tâm của Ban Chỉ đạo do Bộ Tài chính trình bày để góp ý và định hướng trong thời gian tới, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Trình bày báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) nhấn mạnh: Mặt bằng giá cả thị trường trong 10 tháng năm 2021 cơ bản nằm trong kịch bản điều hành giá đã đề ra ngay từ đầu năm. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9 tăng 2,06%; CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2021 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%. CPI tháng 10/2021 ước giảm 0,1-0,15%; bình quân 10 tháng ước tăng 1,81-1,83% so với cùng kỳ năm trước... Nhìn chung, từ đầu năm đến nay, mặt bằng giá cả thị trường “tăng giảm đan xen”, một số mặt hàng có mức tăng cao do chịu tác động của các yếu tố cung cầu trong nước và giá thế giới.

Theo báo cáo, một số nguyên nhân gây áp lực lên mặt bằng giá như: Một số mặt hàng thiết yếu có biến động tăng giá do ảnh hưởng từ chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển logistic tăng như: Thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng; giá xăng dầu, LPG trong nước do tác động từ giá thế giới tăng mạnh khi nhu cầu chung thế giới tăng,…

Báo cáo nêu cụ thể các nội dung liên quan đến công tác điều hành giá các mặt hàng do nhà nước quản lý; các chính sách về thuế, phí đã ban hành và triển khai thực hiện để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra, duy trì, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh…

Báo cáo khẳng định công tác kiểm soát lạm phát năm 2021 đảm bảo trong tầm kiểm soát của Chính phủ và Ban Chỉ đạo điều hành giá và ở mức thấp. Tuy nhiên, áp lực lạm phát năm 2022 là rất lớn nhất là khi khủng hoảng năng lượng có thể trở nên trầm trọng, xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược của một số nước tác động toàn diện đến kinh tế thế giới và trong nước.

Theo đó, công tác quản lý, điều hành giá các tháng còn lại năm 2021 và ngay trong thời gian đầu năm 2022 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung và việc kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu và hỗ trợ mục tiêu kép của Chính phủ, qua đó vừa giữ ổn định mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân đảm bảo các điều kiện cho công tác phòng chống dịch bệnh, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ đồng tình, nhất trí cao với các nội dung nêu trong báo cáo và cho rằng công tác điều hành giá thời gian qua đã được triển khai quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, dự kiến sẽ hoàn thành các mục tiêu được giao trong công tác quản lý giá năm 2021.

Đại diện các bộ ngành cũng báo cáo làm rõ thêm về tình hình sản xuất, cung ứng và diễn biến giá cả một số mặt hàng cụ thể, như: Thực phẩm; thức ăn chăn nuôi; xăng, dầu, điện, than; dịch vụ vận tải; dịch vụ y tế, test, sinh phẩm xét nghiệm COVID-19; sách giáo khoa, học phí; giá vật liệu xây dựng, thị trường bất động sản,…

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến giá cả các mặt hàng chiến lược, thiết yếu trên thị trường thế giới và những tác động tới trong nước, đại diện các cơ quan đã đề xuất, làm rõ thêm các giải pháp điều hành giá từ nay tới cuối năm và năm 2022. Thống nhất nhận định, sức ép đối với công tác điều hành giá năm 2022 là rất lớn, đại diện các cơ quan nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo đảm an toàn, an sinh; thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khôi phục thị trường trong nước, bảo đảm lưu thông hàng hóa, kết nối cung - cầu; củng cố, phát triển hệ thống bán lẻ; thường xuyên cập nhật, công khai, minh bạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời điều chỉnh những bất cập, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm về giá…

Sau khi nghe báo cáo và ý kiến phát biểu của các bộ ngành, kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao kết quả công tác điều hành giá thời gian qua, nhất là kiểm soát lạm phát, 9 tháng năm 2021 chỉ số CPI bình quân chỉ tăng 1,82%,... Từ nay đến cuối năm, dự kiến CPI bình quân tăng khoảng 2%. Như vậy, “mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội và Chính phủ giao trong năm 2021 chúng ta không bị áp lực nặng nề, khả năng hoàn thành mục tiêu rất là cao”.

Có thể thấy rằng, kết quả công tác quản lý, điều hành giá đã góp phần rất tích cực trong giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế bị tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Ổn định giá còn góp phần ổn định đời sống nhân dân trong lúc khó khăn, làm tốt công tác an sinh xã hội, tạo điều kiện để chúng ta chống dịch thành công.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh COVID-19 tác động tới chuỗi sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hóa, công tác điều hành giá rất áp lực đối với các bộ ngành, nhưng những kết quả đạt được là đáng tích cực và đáng được ghi nhận.

Có được kết quả này, là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các bộ ngành, nhất là các địa phương, các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng chung đã rất nỗ lực, vào cuộc đồng bộ với các giải pháp bài bản, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch được dư luận đồng tình cao.

Theo Phó Thủ tướng, sang năm 2022, nhiều nước đã bắt đầu mở cửa, khôi phục lại sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng… tăng rất cao. Ở trong nước, tuy chúng ta đã kiểm soát tốt, nhưng diễn biến dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây ra khó khăn đối với hoạt động sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hóa và áp lực đối với công tác điều hành giá.

cong tac kiem soat lam phat nam 2021 dam bao trong tam kiem soat cua chinh phu
Toàn cảnh cuộc họp.

Do đó, từ nay đến cuối năm, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành tập trung cao độ, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và nhiệm vụ của từng thành viên Ban Chỉ đạo phải nắm bắt tình hình, theo sát diễn biến, điều hành theo đúng quy định của pháp luật, chủ động có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, kịp thời.

Về giải pháp cho những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến phát biểu của các bộ ngành để hoàn thiện hệ thống giải pháp sát với tình hình và điều kiện thực tiễn trong nước, bảo đảm khả thi; Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, tình hình lạm phát chung của các quốc gia, diễn biến các thị trường Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu lớn để chủ động có giải pháp phù hợp.

Thứ hai, các bộ ngành, địa phương cần tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu của thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để chuẩn bị nguồn dự trữ, bình ổn giá, nhất là trong những tháng cuối năm, Tết Nguyên đán và đầu năm 2022. Đây là những việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đã làm hằng năm, nhưng năm nay có đặc thù là nền kinh tế bị tác động nặng nề của dịch bệnh cho nên cần hết sức lưu ý để tổ chức công tác dự trữ, bình ổn hợp lý.

Thứ ba, Phó Thủ tướng yêu cầu phải giữ ổn định giá các hàng hóa nhà nước định giá, sát với tình hình, bảo đảm kiểm soát được lạm phát chung, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Đối với giá các dịch vụ công triển khai theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệm công lập, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số bộ ngành khác cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, cơ sở để thực hiện. Bộ Y tế cần tập trung hơn trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến quản lý giá dịch vụ khám chữa bệnh, “phân loại ra, cái gì đã đủ điều kiện rồi thì làm sớm, làm trước”.

Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước tiếp tục chủ động phối hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ của mình tập trung quản lý, điều hành linh hoạt, hiệu quả về giá đối với các mặt hàng thiết yếu như: Xăng dầu; điện; thực phẩm; phân bón và thức ăn chăn nuôi; thuốc chữa bệnh và sinh phẩm, vật tư y tế…

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phát huy những kết quả đã đạt được, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để hoàn thành các chỉ tiêu trong năm 2021, tạo dư địa để điều hành giá trong năm 2022.

Anh Thư

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Công trình xây dựng với giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả

    (Xây dựng) – Một trong những công trình điển hình tại Hà Nội đạt “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng năm 2023” về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đó là tháp Láng Hạ (quận Đống Đa) và Capital Place (quận Ba Đình) tại Hà Nội… Các tòa nhà đã áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả cao khi vận hành.

    15:54 | 17/04/2024
  • Đồng Nai dự kiến phương án bảo vệ thi công “siêu” dự án nhà máy điện tại Nhơn Trạch

    (Xây dựng) - Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa (Tổng Công ty Tín Nghĩa) thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của các cấp về việc tạo điều kiện để chủ đầu tư thi công một số hạng mục dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4. Sau ngày 25/4, nếu Tổng Công ty Tín Nghĩa vẫn không tạo điều kiện thì tỉnh sẽ có phương án bảo vệ thi công.

    15:07 | 17/04/2024
  • Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tiếp, làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản

    (Xây dựng) - Sáng 16/4, ông Dương Văn An - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc đã có buổi tiếp, làm việc với ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn CNC Tech và ông Takashi Yanai - Giám đốc Bộ phận Khu công nghiệp hải ngoại, Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) về việc triển khai các dự án tại tỉnh.

    12:00 | 17/04/2024
  • Có được kế thừa năng lực khi tham gia đấu thầu?

    (Xây dựng) - Hộ kinh doanh của ông Nguyễn Duy Hoàng (Bình Định) hoạt động đấu thầu cung cấp hàng hóa. Để mở rộng quy mô kinh doanh và tư cách pháp nhân, hộ kinh doanh của ông chuyển đổi sang hình thức Công ty TNHH và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận.

    10:44 | 17/04/2024
  • Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án

    (Xây dựng) - Đối với dự án đầu tư có đề xuất Nhà nước giao đất, cho thuê đất, về nguyên tắc, nhà đầu tư phải được thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 32 Luật Đầu tư và các quy định khác có liên quan.

    10:29 | 17/04/2024
  • Bắc Ninh: Thúc đẩy cơ hội hợp tác đầu tư tại các khu vực Trung Á, Tây Á

    (Xây dựng) – Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang đã tiếp và làm việc với ngài Shovgi Kamal Oglu Mehdizad - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Azerbaijan và ngài Kanat Tumysh - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam liên quan đến thúc đẩy các cơ hội hợp tác đầu tư.

    22:42 | 16/04/2024
  • Thành phố Bắc Giang: 31 tài sản là đất chưa cập nhật vào phần mềm quản lý tài sản công trực tuyến

    (Xây dựng) – Ngày 16/4, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Bắc Giang làm việc với thành phố Bắc Giang liên quan tới công tác chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà đất trên địa bàn.

    19:40 | 16/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2025.

    19:31 | 16/04/2024
  • Vĩnh Phúc: Vốn thực hiện các dự án FDI tăng 8% so với cùng kỳ

    (Xây dựng) – Quý I/2024, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã giải ngân được hơn 115 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 31% kế hoạch năm 2024. Ước tổng vốn thực hiện của các dự án FDI tỉnh gần 3.960 triệu USD, đạt 60% tổng số vốn đầu tư đăng ký của các dự án.

    14:37 | 16/04/2024
  • Đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong đó có đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất.

    14:29 | 16/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load