Thứ năm 25/04/2024 00:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Công tác cán bộ là cốt lõi

15:29 | 28/04/2020

(Xây dựng) - “Trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định; công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Đó là nhận định mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa chỉ ra trong bài viết Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng.

cong tac can bo la cot loi
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Thực tế này dường như lần họp nào về công tác cán bộ cũng đều được nhắc đến. Mặc dù từ trước tới nay, quy trình bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu ứng cử viên ở nước ta rất chặt chẽ. Thế nhưng, thời gian qua, trong vận hành của bộ máy cán bộ còn những khiếm khuyết không nhỏ, đã phát sinh những lỗ hổng lớn trong trách nhiệm người cán bộ và cả bộ máy. Hàng loạt vụ việc tiêu cực có dính líu tới những quan chức cấp cao trong bộ máy Nhà nước vừa qua đã cho thấy điều đó. Không chỉ có một Vinasin; một Thủ Thiêm đầy nước mắt… mà đằng sau đó là trách nhiệm của những người liên quan vẫn chưa thực sự được xử lý thích đáng. Rõ ràng, người dân cả nước đang hết sức quan tâm đến việc chỉ rõ trách nhiệm của những người đứng đầu các bộ ngành. Người dân đòi hỏi, phải cụ thể trách nhiệm của từng người, từng vị trí cụ thể, phải đi đến tận gốc rễ của vấn đề.

Bên cạnh đó, câu chuyện về công khai tài sản dường như vẫn khá dè dặt. Rồi vấn đề sử dụng tài sản công, áp dụng các chính sách về đất đai… cũng được người dân đặt câu hỏi.

Bây giờ, thực tế về sự lãng phí trong sử dụng tài sản công, đất công mà báo chí nêu đã thật sự khiến người dân không an lòng. Khi mà còn không ít người dân vẫn khổ sở trong các căn nhà chật chội thì đây đó, hiển hiện những dinh thự bề thế của công được những cá nhân sử dụng cho riêng mình. Cơ chế quản lý đang biểu hiện những lỏng lẻo của mình. Và ở một chừng mực nào đó, như những trường hợp vừa xảy ra tại Hà Nội (12 cán bộ nghỉ hưu chưa trả nhà công vụ…), tính thượng tôn của pháp luật đã bị xem thường.

Thực tế cho thấy, không ít trường hợp, sau khi trao quyền cho một cá nhân, cấp trên của đơn vị đó không thường xuyên giám sát, để tự cá nhân đó giải quyết hết thảy mọi công việc; nghiêm trọng hơn là còn “bảo lãnh” cho cá nhân ấy tự tung tự tác. Và hậu quả là những sai phạm cứ nối tiếp từ nhỏ thành lớn. Nguy hại hơn, khi cán bộ mắc sai phạm không được xử lý, khi lên cao hơn sai phạm sẽ càng lớn hơn, gây hậu quả tai hại hơn.

Một câu hỏi đặt ra là, tại sao chúng ta có cả một quy trình hoàn chỉnh, để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, nhưng tại sao vẫn để lọt những cán bộ yếu năng lực, kém đạo đức vào bộ máy Nhà nước. Cơ chế có thể làm con người hoàn thiện nhưng cũng có thể làm hư hỏng con người. Một cán bộ được đặt đúng vị trí, được giám sát chặt chẽ bởi tổ chức đảng và quần chúng sẽ phải luôn có ý thức rèn luyện, làm tốt công việc được giao. Cán bộ nhân thân tốt nhưng ngồi vào cái ghế không được giám sát, đến lúc nào đó cũng khó tránh được vòng xoáy cám dỗ: lạm quyền, trục lợi, sa đọa...

Thực ra, không phải chúng ta thiếu cơ chế giám sát mà cái chính là cơ chế giám sát được thực hiện rất hình thức, hời hợt. Khi mà quản lý cán bộ lỏng lẻo, quyền được trao quá lớn cho một vài cá nhân, dân chủ hình thức thì sẽ làm tê liệt ý thức đấu tranh, ý thức rèn luyện thường xuyên từ mỗi cá nhân trong tập thể ấy và chắc chắn sẽ còn làm nảy sinh những ung nhọt nhức nhối.

Cũng vậy, trong một hệ thống chính trị không hoàn hảo, lòng tham của những nhóm lợi ích sẽ dẫn đến tình trạng quản lý Nhà nước bị lợi dụng cho mục đích cá nhân mà toàn xã hội sẽ phải trả giá.

Hy vọng, với những chuẩn bị sát sao, minh bạch, quyết liệt, sau Đại hội XIII, đất nước ta sẽ có một đội ngũ những người có đủ tài, đức, có trách nhiệm gánh vác trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó!.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load