Thứ sáu 11/10/2024 06:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Còn nhiều day dứt

11:03 | 08/08/2017

(Xây dựng) - Gần một tuần qua, hình ảnh tang thương từ vùng lũ ở Yên Bái, Sơn La… cứ ám ảnh mọi người. Những cảnh báo còn đó với bao câu hỏi cứ làm ta day dứt!

Mặc dù đã được cảnh báo trước từ khá sớm, song những tai họa đáng tiếc vẫn cứ xảy ra. Hàng chục sinh mạng người dân đã không được bảo toàn bởi sự khốc liệt của thiên tai. Sau những cơn bão ngoài biển Đông là những đợt mưa lũ. Bao bài học xương máu vết thương còn chưa lành. Vậy nhưng, tất cả vẫn cứ lơ là trước hiểm họa chực chờ.

Thiệt hại này, thương đau này không thể đổ lỗi hết cho dân, mà trước hết cần xem lại quy hoạch ở khu vực miền núi. Ai đã lên Mù Cang Chải hẳn sẽ không thể quên những ruộng lúa bậc thang đẹp hút hồn người, những nếp nhà ven các con suối đầy thơ mộng. Nhưng đó là vào những ngày đẹp trời, còn vào mùa mưa, những nếp nhà ven suối sẽ vô cùng nguy hiểm mỗi khi lũ dữ tràn về. Đặc biệt, những vùng đã nằm trong khu vực cảnh báo về tình trạng sạt lở đất, nguy cơ lũ ống, lũ quét.

Từ nỗi đau Mường La, Mù Cang Chải, ta chợt giật mình soi lại, bỗng thấy, còn nhiều lắm những nguy cơ đang đe dọa cuộc sống của người dân.

Ngay ở những đô thị lớn, hàng tỷ đô-la đầu tư cho các dự án cải thiện môi trường đô thị bao năm qua, nay nhìn lại bỗng thấy sự cải thiện chẳng được bao nhiêu. Đường vẫn ngập úng triền miên. Câu hỏi về hiệu quả của khoản đầu tư này còn ngập sâu trong bộn bề giải trình, tìm nguyên nhân, chỉ trách nhiệm??? Môi trường hôm nay vẫn là mối bức bối của không ít đô thị.

Tại khu vực nông thôn - nơi tưởng như ít bị ô nhiễm hơn - thì sự huỷ hoại cũng lại âm thầm, khốc liệt đến không ngờ. Những đồng ruộng một thời trù phú nay bị ô nhiễm nặng nề bởi hóa chất, nhiễm chua, nhiễm mặn. Rừng già bị chặt phá không thương tiếc, tài nguyên bị khai thác vô tội vạ, tận thu đến cùng kiệt. Đã xuất hiện những làng ung thư mà có gia đình vài người mang mầm bệnh, gia cảnh nheo nhóc. Những cơn lũ như ở Mường La, Mù Cang Chải đã nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà, lấy đi bao mạng người. Cái giá của sự phung phí, đối xử tệ bạc với thiên nhiên là bao nhiêu, vẫn là câu hỏi lớn.

Bao nhiêu héc-ta rừng đã biến mất để đổi lại những biệt phủ xa hoa? Bao nhiêu dòng sông đã bị chặn ngang để thành thủy điện? Nguồn lực ấy có là thành quả bền vững cho các tỉnh giàu lên? Chúng ta đã thống kê, đã có một báo cáo đánh giá cụ thể nào về cuộc sống người dân sau các khu công nghiệp, bên những cánh rừng nghèo, trên những vùng di dân của các dự án thủy điện, môi trường khu vực đó thay đổi ra sao?

Còn bao câu hỏi chưa có lời đáp? Bao nhiêu nghịch lý nữa còn hiện hữu mỗi ngày? Người dân đang đau đáu chờ những chính sách quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn những tiêu cực, những “vệt đen” làm xấu đi hình ảnh, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước, để không còn những tang thương xảy ra mỗi khi mưa lũ tràn về.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2024

    (Xây dựng) – Tỉnh Bình Định hiện có 90 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có 15 điểm nguy cơ sạt lở cao. Việc đảm bảo an toàn cho người dân nằm trong vùng sạt lở trong mùa mưa bão sắp tới là nỗi lo rất lớn của lãnh đạo tỉnh này.

  • BHXH Việt Nam: Kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.

  • Hà Nội: Tăng giá vé xe buýt

    (Xây dựng) - Từ ngày 01/11, giá vé xe buýt tại Hà Nội có cự ly dưới 15km tăng từ 7.000 đồng lên 8.000 đồng/lượt; từ 15km đến dưới 25km tăng từ 7.000 đồng lên 10.000 đồng/lượt; từ 25km đến dưới 30km tăng từ 8.000 đồng lên 12.000 đồng/lượt; từ 30km đến dưới 40km tăng từ 9.000 đồng lên 15.000 đồng/lượt và từ 40km trở lên tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

  • Bắc Giang: Đề nghị thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hoạt động

    (Xây dựng) - Sau khi rà soát, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vừa đề xuất thanh lý 19 công trình cấp nước sinh hoạt không hiệu quả có giá trị xây dựng ban đầu hơn 22,8 tỷ đồng.

  • Bộ Xây dựng: Hơn 83% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được Bộ Xây dựng giải quyết là 13.565 hồ sơ, đạt 83,43%.

  • Bắc Ninh: Cưỡng chế thu hồi đất dự án tại Khu công nghiệp Thuận Thành III - Phân khu B

    (Xây dựng) – Ngày 10/10, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thuộc UBND thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa cưỡng chế thu hồi đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành III - phân khu B.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load