Thứ ba 15/10/2024 07:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Còn hơn 49.000 tỷ vốn đầu tư công vay nước ngoài chờ giải ngân

14:31 | 25/06/2020

Gần nửa năm 2020 đã trôi qua, số giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài của các Bộ, ngành, địa phương mới đạt 7.427 tỷ, trên tổng số 56.700 tỷ đồng được phân bổ.

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 24/6, số giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của các Bộ, ngành, địa phương mới là 7.427 tỷ đồng, đạt 13,1% so với dự toán được giao.

Trong đó, giải ngân của các Bộ, ngành trung ương là 2.815 tỷ, đạt 15,46% so với dự toán được giao và giải ngân của các địa phương là 4.611 tỷ, đạt 11,98% so với dự toán.

Trong số các Bộ, ngành trung ương, hiện chỉ có 3 Bộ giải ngân nguồn vốn này trên 20% sau nửa năm so với kế hoạch là Bộ Giao thông Vận tải (29%), Bộ Quốc phòng (27,6%) và Bộ Y tế (27,3%). Trong khi đó, Bộ Công Thương được giao dự toán giải ngân 138 tỷ đồng nhưng đến nay chưa giải ngân phần vốn cấp phát đầu tư công này.

Với các địa phương, cả nước cũng chỉ ghi nhận 14 tỉnh, thành phố giải ngân trên 20% kế hoạch vốn và 10 địa phương chưa giải ngân.

Riêng với TP.HCM, tỷ lệ giải ngân hiện nay là 4,13%. Tuy nhiên, thành phố đang có vướng mắc về việc hoàn ứng cho 3 dự án Metro 1 Bến Thành Suối Tiên, Cải thiện môi trường nước giai đoạn 2, và Vệ sinh môi trường TP.HCM trị giá 4.600 tỷ đồng.

Nếu UBND thành phố, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính giải quyết được việc xác định giá trị cấp phát cho tuyến đường sắt số 1 Bến Thành - Suối Tiên và hoàn thành các thủ tục hoàn ứng thì tỷ lệ giải ngân chung sẽ nâng lên mức khoảng 40%.

Cũng theo Bộ Tài chính, hiện các Bộ, ngành, địa phương vẫn đang giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài theo kế hoạch năm 2019. Trong đó, tổng số giải ngân theo kế hoạch vốn năm 2019 đến 24/6 là 7.198 tỷ đồng.

con hon 49000 ty von dau tu cong vay nuoc ngoai cho giai ngan
Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài chậm hơn nhiều so với vốn trong nước. Ảnh: Việt Linh.

Theo đánh giá của cơ quan quản lý, nửa đầu năm qua, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 do đó các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi cũng gặp nhiều khó khăn.

Dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài theo kế hoạch 2020 cao gấp 3,6 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn ở mức thấp nếu so với kết quả giải ngân của vốn đầu tư công trong nước (28,2%).

Cũng theo đánh giá của Bộ, với tốc độ giải ngân hiện tại và tình hình dịch Covid-19, nếu không có giải pháp khắc phục sẽ khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ giải ngân vốn đã được giao.

Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân khiến tốc độ giải ngân vốn chậm trong những tháng đầu năm là do các Bộ, địa phương vẫn đang giải ngân dự toán đã được giao của năm liền trước (2019) và phần vốn được kéo dài, chuyển nguồn. Trong đó, số giải ngân kế hoạch vốn 2019 trong 6 tháng đầu năm nay cũng xấp xỉ số giải ngân theo kế hoạch 2020.

Bên cạnh đó, các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cũng chịu tác động trực tiếp vì dịch Covid-19 do hầu hết hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài (nhập máy móc, thiết bị; huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu... ).

Cũng trong nửa đầu năm nay, nhiều dự án lớn đang phải thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án (chủ trương đầu tư), và điều chỉnh hiệp định vay với nước ngoài nên chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai, chưa thể lập hồ sơ rút vốn.

Trong đó, có một số dự án lớn như Dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam vay JICA (1.970 tỷ); Dự án Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vay JICA (1.157 tỷ); Dự án Vệ sinh môi trường TPHCM giai đoạn 2 vay WB (1.000 tỷ)...

Ngoài ra, vấn giải phóng mặt bằng chậm, năng lực hạn chế của các nhà thầu, chậm giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu cũng là nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công.

Theo Quang Thắng/Zing.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hải Phòng đẩy nhanh phát triển khu kinh tế ven biển

    Ngày 13/9/2024, Bộ Chính trị đã cho ý kiến về Ðề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    14:21 | 14/10/2024
  • Lạng Sơn: Phát triển trung tâm logistics kích cầu thương mại biên giới

    (Xây dựng) - Với lợi thế là tỉnh có đường biên giới quốc gia Việt Nam - Trung Quốc dài 231,74km, Lạng Sơn luôn chú trọng phát triển hạ tầng thương mại biên giới. Trong đó, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng trung tâm logistic kết nối vùng và khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    11:25 | 14/10/2024
  • Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử

    (Xây dựng) - Xu hướng sử dụng hợp đồng điện tử ngày càng phổ biến, giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn, hợp pháp và đúng quy trình khi triển khai hợp đồng điện tử vẫn là thách thức. Những nội dung này sẽ được thảo luận tại Diễn đàn quốc gia về chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn” do Bộ Công Thương tổ chức vào ngày 15/10 tới, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội.

    11:11 | 14/10/2024
  • Niềm vui từ chuyến công tác của lãnh đạo tỉnh Long An tại Nhật Bản

    (Xây dựng) - Chiều 11/10, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An năm 2024 tại các địa phương Nhật Bản. Đoàn công tác tỉnh Long An do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Tấn Hòa làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki Kazuhiko Oigawa.

    10:50 | 14/10/2024
  • Bắc Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

    (Xây dựng) – Sáng 13/10, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 10/2024 với thông điệp "Thủ tục sẵn sàng - Dự án thành công”. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, lắng nghe và tháo gỡ khó khăn về đất đai, đầu tư xây dựng… góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch.

    08:53 | 14/10/2024
  • Trao văn kiện thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam-Trung Quốc

    Các văn kiện hợp tác bao gồm Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững; lập Nhóm công tác nghiên cứu các mô hình xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới.

    08:46 | 14/10/2024
  • Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính

    Doanh nghiệp hai nước đã thảo luận tiềm năng, thế mạnh, nhu cầu hợp tác của nhau, phù hợp định hướng hai nước và xu thế toàn cầu, trong các lĩnh vực như kinh tế số, tài chính, năng lượng.

    21:21 | 13/10/2024
  • Việt Nam trong bản đồ chuỗi cung ứng: Để đón sóng đầu tư bền vững

    Theo chuyên gia của WB, phát triển bền vững không chỉ bao gồm việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng như điện tử hay xe máy, ôtô... mà còn cần thiết lập một hàng rào để bảo vệ những thành quả này.

    15:40 | 13/10/2024
  • Triển lãm IEAE - cơ hội thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử phát triển

    (Xây dựng) - Từ ngày 30/10 - 01/11 tới, Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh Việt Nam sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (I.C.E). Sự kiện quy tụ các doanh nghiệp tiên phong trong ngành điện tử và thiết bị thông minh, đồng thời cũng là nơi khám phá xu hướng công nghệ mới, tìm kiếm cơ hội hợp tác mới.

    13:19 | 13/10/2024
  • Đồng Tháp gặt hái nhiều “quả ngọt” nhờ tập trung phát triển hạ tầng thương mại biên giới

    (Xây dựng) - Chú trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển thương mại biên giới, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại khu vực biên giới đã giúp cho tỉnh Đồng Tháp bắt đầu đạt được những kết quả quan trọng.

    11:16 | 13/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load