Thứ năm 10/10/2024 03:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cơ sở nào giúp TPHCM bứt tốc phát triển sau đại dịch?

14:34 | 08/01/2022

Chủ tịch TPHCM Phan Văn Mãi đánh giá việc nâng tỷ lệ giữ lại ngân sách lên 21% sẽ là yếu tố quan trọng để thành phố bổ sung nguồn lực cho sự phát triển sau đại dịch.

Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM năm 2022 được tổ chức sáng 8/1, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh dù phải trải qua giai đoạn khó khăn và thách thức chưa từng có tiền lệ trong năm 2021 với tác động của dịch bệnh, thành phố vẫn đạt được nhiều điểm sáng.

TPHCM đã cơ bản kiểm soát dịch bệnh, hoàn thành việc tiêm liều cơ bản cho người từ 18 tuổi trở lên và đang khẩn trương tiêm mũi bổ sung và mũi nhắc lại cho các đối tượng theo quy định. Thành phố cũng đã chủ động nghiên cứu, ban hành kế hoạch phục hồi kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025, triển khai thực hiện chiến lược y tế trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Ông Mãi điểm lại nhiều kết quả tích cực với TPHCM như thu ngân sách Nhà nước vẫn vượt dự toán, đạt 381.531 tỷ đồng. Kim ngạch nhập khẩu ước tăng 13% so với cùng kỳ 2020. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 38,5% tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ, đạt 7,2 tỷ USD. Lượng kiều hối về TPHCM ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, dù rất cố gắng, TPHCM chỉ hoàn thành được 14 trên tổng số 29 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2021 trước những tác động nặng nề của dịch bệnh.

Ông Phan Văn Mãi khẳng định TPHCM cần rút kinh nghiệm để công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới, phân tích, nhận diện thẳng thắn liệu còn nguyên nhân chủ quan nào khiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt thấp ngoài nguyên nhân khách quan do đại dịch.

co so nao giup tphcm but toc phat trien sau dai dich
TPHCM dù cố gắng nhưng chưa thể hoàn thành nhiều chỉ tiêu của năm 2021 vì ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh (Ảnh: Hữu Khoa).

Bước sang năm 2022, ông Mãi nhấn mạnh một yếu tố quan trọng giúp TPHCM có thêm nguồn lực phát triển là Quốc hội đã thông qua mức ngân sách giữ lại 21% cho thành phố.

Năm nay, TPHCM phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) đạt 6-6,5%, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%. Tuy nhiên, người đứng đầu UBND TP dự báo việc hoàn thành mục tiêu năm nay cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, biến chủng mới Omicron đã xuất hiện tại TPHCM. Đặc biệt, ông Mãi nhấn mạnh công tác phòng chống dịch, đảm bảo an toàn vẫn là điều kiện cần tiên quyết để phát triển kinh tế, xã hội.

Chủ tịch TPHCM cũng nêu điều kiện tiên quyết để đạt được các mục tiêu năm là nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cơ sở, cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, nhất là ở các lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân, xây dựng, quy hoạch, kế hoạch đầu tư, thuế, thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cấp chính quyền.

Theo Việt Đức/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Quảng Nam: GRDP 9 tháng tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ

    (Xây dựng) – Chiều 9/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2024. Trong 3 quý đã qua, tổng sản phẩm trên địa bàn Quảng Nam (GRDP) tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023. Địa phương này xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 8/14 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về quy mô GRDP; xếp thứ 50/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và 12/14 tỉnh tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về tăng trưởng kinh tế.

  • Điện Biên phát triển hạ tầng thương mại biên giới tạo động lực tăng trưởng kinh tế

    (Xây dựng) - Trong những năm vừa qua, việc thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại biên giới đã được tỉnh Điện Biên chú trọng nhằm phát huy tối đa lợi thế của tỉnh kinh tế cửa khẩu. Việc phát triển hạ tầng thương mại biên giới, các chợ biên giới có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá của cư dân khu vực biên giới, qua đó trở thành một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của tỉnh Điện Biên.

  • Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

    (Xây dựng) – Nhằm góp phần giúp doanh nghiệp Việt gia tăng phạm vi tiếp cận thị trường quốc tế; thời gian qua, ngành Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp tích cực để hỗ trợ cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh hàng hóa xuyên biên giới nói riêng.

  • Vực dậy thị trường vốn, giúp người dân và doanh nghiệp phát triển kinh doanh

    Theo Chủ tịch Quốc hội, nhu cầu về nhà ở của người dân rất lớn nhưng do giá lên cao nên khó tiếp cận. Nhiều nơi, nhà ở thương mại được xây nhưng không có người ở cũng là một vấn đề cần phải xem xét.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung cao độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Chiều 8/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI (mở rộng).

  • Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ 13 dự án giao thông trọng điểm kết nối liên tỉnh, liên vùng

    (Xây dựng) – Ngày 8/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra và làm việc về công tác khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội, phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát, xuất nhập khẩu, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo Quyết định số 435/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load