Thứ sáu 17/01/2025 01:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Cơ quan tham mưu, giúp việc chung: Sáng tạo, hiệu quả của Quảng Ninh

07:00 | 28/09/2017

(Xây dựng) - Mô hình cơ quan tham mưu, giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội (CT-XH) cấp huyện là một sáng tạo của Quảng Ninh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện. Đồng thời, góp phần sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, đạt kết quả cao, khắc phục tình trạng hành chính hoá trong chỉ đạo tổ chức hoạt động của các đơn vị này. Qua đó, góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và tinh giản bộ máy, biên chế.

Gắn kết các tổ chức trong hệ thống chính trị


Các đại biểu tham dự Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án "Xây dựng cơ quan tham mưu, giúp việc chung trong khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội" cấp huyện

Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Quyết định số 44-QĐ/TU (ngày 30/11/2015) “Phê duyệt, triển khai thực hiện Đề án xây dựng cơ quan tham mưu, giúp việc chung trong khối MTTQ và các đoàn thể CT-XH cấp huyện”. Mục tiêu của Đề án là nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể CT-XH cấp huyện; xây dựng, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao; khắc phục tình trạng hành chính hóa, tạo chuyển biến về cơ chế hoạt động, nhằm thống nhất triển khai thực hiện nhiệm vụ toàn khối, hướng về cơ sở để giải quyết lĩnh vực yếu, địa bàn yếu, địa bàn trọng điểm; xây dựng đội ngũ CB,CC bảo đảm chất lượng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đây là cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc chung cho khối, mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường trực Ủy ban MTTQ, ban thường vụ các đoàn thể CT-XH cấp huyện để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các hoạt động của từng tổ chức. Đây cũng là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác mặt trận và đoàn thể theo quy định của luật, pháp lệnh và điều lệ của mỗi tổ chức. Thống nhất tên gọi là khối MTTQ và các đoàn thể CT-XH cấp huyện.

Ngay sau khi ban hành Quyết định, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp tổ chức hội nghị nhằm thống nhất nhận thức, quyết tâm chính trị của cả cấp ủy, các tổ chức trong hệ thống chính trị. Tỉnh ủy có hướng dẫn cụ thể, sát sao để xây dựng mô hình cơ quan khối với các tiểu ban giúp việc chung; phân công trách nhiệm, xây dựng quy chế vận hành; chế độ chi tiêu tài chính chung. Đồng thời, tổ chức đoàn công tác trực tiếp làm việc với từng địa phương để nắm tình hình, tổng hợp khó khăn, phân tích kỹ các yếu tố tác động, tìm cách tháo gỡ. Ban Dân vận Tỉnh ủy dược giao chủ trì việc theo dõi, nắm bắt diễn biến, tình hình thực hiện; hướng dẫn MTTQ thực hiện vai trò phối hợp và thống nhất hành động (theo Điều 9 Hiến pháp)... Đến nay, 12/14 đơn vị cấp huyện xây đã đưa cơ quan khối vào hoạt động trên cơ sở giữ nguyên thực trạng biên chế đang có là 295 (trung bình 25 biên chế/cơ quan khối cấp huyện). Cơ quan khối bao gồm các bộ phận: Văn phòng; tiểu ban tuyên truyền - vận động; tiểu ban kiểm tra - giám sát; tiểu ban dân chủ -pháp luật.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động

Đến nay, sau 2 năm hoạt động, cơ quan khối các địa phương đã dần đi vào nền nếp, phát huy sức mạnh tổng hợp của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, tránh chồng chéo trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ vào các tiểu ban theo hướng phát huy sở trường, năng lực của từng cán bộ; cách giao việc cụ thể, có kiểm đếm báo cáo công việc thường xuyên. Việc thống nhất chỉ đạo các hoạt động chung đã giúp đội ngũ gắn kết với nhau vì lợi ích chung của xã hội, của nhân dân, bớt đi các việc mang tính phong trào không có hiệu quả thiết thực. Trong đó, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể đã giảm hành chính hóa, nói đi đôi với làm, tăng tính thuyết phục. Đồng thời, triển khai các nhiệm vụ linh hoạt và đồng bộ hơn trước; rút ngắn thời gian chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm hơn, hiệu quả rõ nét trong công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra giám sát.


Cơ quan Khối MTTQ và các đoàn thể CT-XH TP Móng Cái phối hợp tổ chức tập huấn, đào tạo công dân điện tử cho cán bộ đoàn cấp cơ sở và thôn, khu, tháng 6/2017. Ảnh: Trần Văn Bình (Trung tâm TT-VH Móng Cái)

Điển hình là gắn công tác tuyên truyền với hướng dẫn, vận động, tổ chức thực hiện ngay từ khâu thiết kế bộ máy. Các tiểu ban tuyên truyền - vận động tham mưu xây dựng các kế hoạch công tác tuyên truyền; tổ chức vận động nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; tham mưu xây dựng các mô hình trong công tác tập hợp, vận động, thu hút đoàn viên, hội viên, củng cố tổ chức, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên. Nhiều mô hình tốt đã tập trung được lực lượng, cả cơ quan khối và nhân dân tham gia, trở thành phong trào, nề nếp, có hiệu quả cao, như: “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”; “Thôn mẫu”, “Nhà mẫu”, “Tăng cường công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng”...

Đồng chí Trần Văn Lâm, Bí thư Thành uỷ Uông Bí, cho biết: “Khối MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội TP Uông Bí được thành lập từ tháng 1/2016. Trong quá trình hoạt động, đơn vị đã hoàn thiện bộ máy, hoàn thiện quy chế hoạt động và đạt được nhiều kết quả tích cực. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội của thành phố đã đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động, phân công, phân nhiệm cụ thể, huy động hiệu quả lực lượng tham gia các cuộc vận động, các phong trào, các mô hình. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương”.

Hoạt động của cơ quan khối đã tạo ra sự đổi mới, đồng thời nâng cao hiệu quả giám sát, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Các tiểu ban kiểm tra - giám sát tham mưu xây dựng chương trình công tác kiểm tra theo quy định của Điều lệ của từng tổ chức, gắn với phong trào cụ thể; đồng thời xây dựng kế hoạch giám sát theo Quyết định số 217-QĐ/TW. Các cuộc giám sát được mở rộng chủ thể đến mời đại diện ưu tú của các tầng lớp nhân cùng tham gia. Đồng thời, thay đổi quy trình giám sát theo hướng trực tiếp, thường xuyên, không báo trước để đảm bảo khách quan, minh bạch và góp ý kịp thời thông tin đến các cơ quan chức năng, chỉ đạo khắc phục. Nhờ đó, số cuộc kiểm tra, giám sát giảm nhiều và tập trung hơn; thực hiện 374 cuộc, giảm 206 cuộc (so với 580 cuộc trước đây).

PV

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load