Thứ sáu 19/04/2024 09:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chuyên gia quốc tế: Nội lực của nền kinh tế Việt Nam ngày càng được củng cố

08:37 | 23/01/2021

Các chuyên gia quốc tế đang làm việc tại Việt Nam như: Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam - bà Caitlin Wiesen; Giám đốc Quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam - GS.TS Andreas Stoffers; Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam - ông Andrew Jeffries đều đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong năm 2020, đồng thời tin tưởng về triển vọng phục hồi sớm của kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

chuyen gia quoc te noi luc cua nen kinh te viet nam ngay cang duoc cung co
Thành phố Hồ Chí Minh - khu vực kinh tế năng động nhất của Việt Nam. Ảnh: Anh Tú

Bà Caitlin Wiesen - Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam: Quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc lấy con người làm trung tâm của phát triển

chuyen gia quoc te noi luc cua nen kinh te viet nam ngay cang duoc cung co

Bà Caitlin Wiesen cho rằng, trong năm qua, Việt Nam không chỉ đạt được mục tiêu về kiểm soát dịch bệnh mà còn tăng trưởng kinh tế. Báo cáo của UNDP về khảo sát ý kiến người dân cho thấy sự đồng lòng, ủng hộ rất lớn của người dân đối với những chính sách, chỉ đạo, những hành động quyết liệt của Chính phủ Việt Nam trong phòng chống đại dịch COVID. Hơn 97% ý kiến của người dân cho rằng sự lãnh đạo của Chính phủ cũng như của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 là rất tốt.

Theo bà Caitlin Wiesen, có được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo nhanh nhạy, tiên đoán, nỗ lực huy động sức mạnh và tinh thần đổi mới của người dân. Kết quả đã đạt được cũng cho thấy quyết tâm của Chính phủ tập trung trong việc lấy con người làm trung tâm của phát triển.

Thay mặt UNDP, bà Caitlin Wiesen khuyến nghị Việt Nam tiếp tục đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh của các mặt hàng xuất khẩu chế tạo là động lực chính tạo ra việc làm bền vững, tăng năng suất (và thu nhập) cho người dân.

Theo bà Caitlin Wiesen, Chính phủ Việt Nam nên hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, bằng cách chuyển đổi nền kinh tế (sản xuất và tiêu dùng) theo hướng tăng trưởng xanh và tiết kiệm năng lượng.

GS-TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Quỹ Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam: 3 nhân tố giúp Việt Nam đạt được ổn định và tăng trưởng

chuyen gia quoc te noi luc cua nen kinh te viet nam ngay cang duoc cung co

Theo GS-TS Andreas Stoffers Chính phủ Việt Nam đã cân bằng được 3 yếu tố trong đại dịch: Sức khỏe của người dân, sức khỏe của nền kinh tế và sự tự do dịch chuyển.

Ông Andreas Stoffers nhấn mạnh 3 nhân tố chính giúp Việt Nam đạt được ổn định và tăng trưởng trong dịch COVID-19. Đầu tiên, các chính sách mở cửa nền kinh tế đã được Chính phủ Việt Nam củng cố bằng việc tham gia một loạt Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA, UKVFTA, RCEP…

Điều phải kể tới thứ hai là chính sách tài khóa của Việt Nam. Một nhân tố rất quan trọng là Việt Nam ngày càng cố gắng để giảm nợ công. Ví dụ trong năm 2020, nợ công của Việt Nam ước chừng khoảng 57% GDP, đồng thời cơ cấu nợ cũng thay đổi. Tỉ lệ nợ nước ngoài giảm xuống, nợ trong nước cao hơn nợ nước ngoài cho thấy Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.

Cuối cùng, GS-TS Andreas Stoffers cho biết, ông rất hoan nghênh chính sách tiền tệ của Việt Nam trong thời gian qua. Việt Nam đã tránh sử dụng chính sách tiền tệ để mức lãi suất bằng 0 giống như một số nước Châu Âu. Nếu để lãi suất bằng 0 thì sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến lợi nhuận của khu vực ngân hàng và khu vực đầu tư, gây ra hệ quả cho nền kinh tế. GS-TS Andreas Stoffers lạc quan với sự phục hồi của Việt Nam trong thời gian tới.

Để kinh tế Việt Nam phục hồi và bứt tốc, ông khuyến nghị Chính phủ duy trì chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý như thời gian vừa qua, không để cho nợ công tăng quá cao. Ngoài ra, Việt Nam cần thúc đẩy quá trình số hóa, phát triển các thành phố thông minh, thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn sẽ vững vàng

chuyen gia quoc te noi luc cua nen kinh te viet nam ngay cang duoc cung co

Theo ông Andrew, mặc dù tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu cầu toàn cầu suy yếu do COVID-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn dự kiến nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn sẽ vững vàng. Phần lớn là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của COVID-19. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế cũng được hỗ trợ bởi sự ổn định của nền tảng kinh tế vĩ mô, giải ngân vốn đầu tư công và những cải cách đang tiến hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn vẫn rất tích cực. Việc Việt Nam tham gia một số lượng lớn các Hiệp định Thương mại song phương và đa phương sẽ giúp nền kinh tế của đất nước phục hồi. Việt Nam cũng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí thấp hơn.

Ngoài việc tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, theo ADB, để tạo đà cho phục hồi và tăng trưởng, Việt Nam cần phát triển các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0), tăng năng suất của người lao động và khả năng cạnh tranh của quốc gia.

Ông Andrew Jeffries chia sẻ: “Trong khi việc ứng dụng các công nghệ của cách mạng 4.0 sẽ giúp Việt Nam dịch chuyển lên trên trong chuỗi giá trị sản xuất và dịch vụ, Việt Nam cần cân nhắc những cách tiếp cận mới để bảo đảm lợi ích bao trùm và sự bảo trợ xã hội đối với công nhân tay nghề thấp, đặc biệt những người có nguy cơ bị thay thế và những người cần nâng cao tay nghề. Đầu tư thỏa đáng và kịp thời vào phát triển kỹ năng có thể giúp Việt Nam không những khai thác được tiềm năng của cách mạng 4.0 để nâng cao năng suất mà còn bảo đảm cách mạng 4.0 sẽ mang lại lợi ích cho người lao động nói chung".

ADB nhận định do tác động của COVID-19 tới các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, ngành chế biến nông sản của Việt Nam sẽ cần phải điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Mặc dù ngành logistic có thể chứng kiến sự tăng trưởng mạnh sau đại dịch do sự gia tăng của thương mại điện tử và tính chất đang thay đổi của ngành bán lẻ, cả hai ngành này sẽ phải tích hợp các chuỗi cung ứng điện tử và khởi động những sáng kiến số - khiến nhu cầu nâng cao năng lực và đào tạo lại thậm chí còn cấp thiết hơn.

Theo HẢI LINH/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ngãi thành lập Tổ “gỡ khó” cho Dung Quất

    (Xây dựng) – Tổ công tác vừa được thành lập có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi trong việc hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

  • Khu công nghiệp Bình Đường - Thí điểm đầu tiên của chủ trương di dời lên phía Bắc của Bình Dương

    (Xây dựng) – Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, việc di dời các khu công nghiệp lên phía Bắc của tỉnh là cần thiết nhưng cần đảm bảo lợi ích của các cá nhân, tập thể liên quan. Khu công nghiệp Bình Đường, Công ty TNHH Sung Hyun Vina sẽ là trường hợp đầu tiên nhằm thí điểm chuyển đổi công năng và di dời nhà máy, sau đó rút kinh nghiệm triển khai rộng ra toàn tỉnh Bình Dương.

  • Kon Tum: Huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

  • Bình Dương chọn Khu công nghiệp Bình Đường di dời thí điểm

    (Xây dựng) - Theo kế hoạch, Khu công nghiệp Bình Đường (phường An Bình, thành phố Dĩ An) sẽ được chính quyền tỉnh Bình Dương chọn để chuyển đổi công năng, thực hiện di dời thí điểm.

  • Triển lãm Quốc tế về Năng lượng Điện và Chiếu sáng Việt Nam - EL Vietnam 2024

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Quốc tế Hà Nội (HADIFA) tổ chức Triển lãm Quốc tế về Xây dựng, Công nghiệp Mỏ và Giao thông - Contech Vietnam 2024 và Triển lãm Quốc tế về Năng lượng Điện và Chiếu sáng Việt Nam – EL Vietnam 2024 từ ngày 17 đến ngày 20/4/2024 tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (N.E.C.C.).

  • Khẩn trương xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở và khu công nghiệp.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load