Thứ ba 17/09/2024 05:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Chuyên gia nhận định về giải pháp mới "hồi sinh" dòng sông Tô Lịch

14:58 | 26/05/2020

Trước tình trạng ô nhiễm ở sông Tô Lịch, mới đây TP. Hà Nội đã cho khởi công xây dựng đường ống dài 50km gom nước thải để cải thiện tình trạng này.

chuyen gia nhan dinh ve giai phap moi hoi sinh dong song to lich
Hà Nội vừa khởi công xây dựng đường ống dài 50km gom nước thải, hồi sinh sông Tô Lịch. Ảnh: Triệu Huyền

Mới đây, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường Hà Nội đã khởi công lắp đặt các ống cống dẫn nước từ sông Tô Lịch về nhà máy Yên Xá. Tổng chiều dài ống cống hơn 50km, dự kiến sẽ giải quyết tận gốc vấn đề nước sông Tô Lịch.

Nói về vấn đề này, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội - cho rằng, việc thoát nước, tách nước cho TP. Hà Nội là vấn đề lớn đã được đề cập trong nhiều năm nay. Đặc biệt là việc đặt cống gom nước thải sông Tô Lịch đã được nêu ra từ nhiều năm trước. Việc các dòng sông phải tiếp nhận nước mưa, nước thải sinh hoạt cùng nhau sẽ gây ô nhiễm môi trường.

“Dự án triển khai lần này đã được trao đổi rất kĩ bởi các nhà khoa học. Đây là giải pháp căn cơ, giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông Tô Lịch. Khi không phải nhận nước thải nữa, chắc chắn sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét sẽ được cải thiện, trong xanh hơn” - ông Nghiêm nói.

chuyen gia nhan dinh ve giai phap moi hoi sinh dong song to lich
Hiện nay, hàng trăm cống xả đang xả thải trực tiếp ra dòng sông Tô Lịch, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: Triệu Huyền

Tuy nhiên, ông Nghiêm cũng cho rằng đây mới chỉ bước khởi đầu, muốn xử lý tận gốc ô nhiễm môi trường tại các con sông, thì trước hết phải gia tăng xử lý nước thải ở cuối các nguồn tại sông Tô Lịch, trong quy hoạch đã có. Từ đó nhân rộng ra các con sông khác tại Hà Nội. Ngoài ra, bên cạnh việc giải quyết vấn đề nước thải, Hà Nội cần đẩy nhanh thu hút mọi nguồn lực đầu tư.

“Khi dòng sông không còn ô nhiễm nữa, cần khai thác cảnh quan, thảm xanh quanh dòng sông để người dân được hưởng lợi. Nhưng việc này cần được nghiên cứu đồng bộ để phát triển dự án này tốt hơn” – ông Nghiêm nói thêm.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Hà Đình Đức - người có nhiều năm nghiên cứu về sông Tô Lịch cho biết, giới khoa học, các nhà nghiên cứu rất tin tưởng và ủng hộ dự án lần này của Hà Nội. Đây được xem là giải pháp tối ưu giải quyết dứt điểm nước thải sinh hoạt tại sông Tô Lịch.

“Đề xuất này đã có từ rất lâu, tuy nhiên trải qua bao nhiêu giải pháp thất bại trước đó, đến nay dự án này mới được thực hiện. Việc cải tạo dòng sông Tô Lịch mang ý nghĩa lớn lao cho Hà Nội, bởi Tô Lịch không chỉ là một dòng sông mà còn là biểu tượng của kinh thành Thăng Long xưa” – ông Đức cho hay.

chuyen gia nhan dinh ve giai phap moi hoi sinh dong song to lich
Dự án lần này dự kiến sẽ giải quyết tận gốc vấn đề nước sông Tô Lịch. Ảnh: Triệu Huyền

Nhận định về dự án này, ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Ban quản lý dự án cho biết, xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính, có vị trí quan trọng nhất trong bốn gói thầu của Hệ thống nước thải Yên Xá do Nhật Bản tài trợ.

“Hiện, nhà thầu đang hoàn thành công tác chuẩn bị để có thể thực hiện dự án một cách tốt nhất” – ông Hùng cho hay.

Để thi công gói thầu này, bùn sẽ được xử lý theo phương pháp bùn hoạt tính truyền thống loại AO (quá trình nitrat hóa và khử nitrat). Đơn vị thi công sẽ xây dựng đường ống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch có độ sâu từ 6m đến 19m.

Cũng theo ông Hùng, phương pháp này sẽ đảm bảo vấn đề môi trường, tài sản nhà cửa, giao thông trên mặt đất, đảm bảo giữ được cảnh quan và quan trọng nhất là không phải giải phóng mặt bằng, tốn kém về nguồn lực.

Theo Phạm Đông - Triệu Huyền/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?

    (Xây dựng) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Để thực hiện dự án này, Đồng Nai buộc phải thu hồi khoảng 290ha đất của hơn 3.700 hộ dân. Việc giải phóng mặt bằng hiện nay đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

  • Cuốn theo dòng lũ

    (Xây dựng) – Đô thị Việt Nam với điển hình nhiều tỉnh, thành tọa lạc dọc theo các con sông lớn hoặc ven bờ biển và mối quan hệ của cư dân với những khu vực này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các khu vực ven sông và bờ biển dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và nước dâng, đặc biệt khi hệ thống đê điều không còn đủ khả năng kiểm soát và bảo vệ.

  • Quảng Nam: 17 đội thi tham gia tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khai mạc cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Ban Dân dụng

    (Xây dựng) – Đi tất cả các tầng của từng khối nhà đang hoàn thiện, mục sở thị từng hạng mục đang lắp đặt thiết bị, nội thất của hai công trình lớn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng tỉnh Quảng Ngãi (Ban Dân dụng) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao quá trình tổ chức thực hiện, quản lý dự án của đơn vị.

  • Hà Nội “hồi sinh” những cây xanh bị ngã đổ sau mưa bão như thế nào?

    (Xây dựng) – Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong số hơn 40.000 cây xanh ở Hà Nội bị gãy đổ trong những ngày qua, dự kiến có khoảng 3.000 cây có thể cứu, trong đó có 100 cây quý hiếm. Thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão Yagi là bài học đắt giá cho các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác cắt tỉa cây xanh nhằm chuẩn bị cho mùa mưa bão cũng như việc chăm sóc, nuôi trồng cây xanh ra sao để phù hợp với điều kiện phát triển tại các đô thị lớn như Hà Nội.

  • Lào Cai: Hơn 10.000 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi

    (Xây dựng) - Hoàn lưu cơn bão số 3 đã để lại cho Lào Cai những thiệt hại nặng nề, với số người chết và mất tích nhiều nhất cả nước. Đồng thời, làm thiết hại đến các cơ sở vật chất như nhà cửa, đường sá, trường học và trạm y tế gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load