Thứ năm 10/10/2024 02:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Chuyên gia hiến kế 'tránh lạc hướng dòng tiền' gói phục hồi kinh tế

16:01 | 23/01/2022

Theo các chuyên gia, khi thực thi gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, cần có biện pháp quản lý phù hợp với chứng khoán và bất động sản để tránh lạc hướng các dòng tiền.

Tại một diễn đàn kinh tế mới đây, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đánh giá cao chính sách tài khóa hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế - xã hội trị giá 350.000 tỷ đồng đã thay đổi cách tiếp cận, khi tập trung giảm các khoản thu vào ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, ông cho rằng các chính sách trước đây có miễn, giảm thuế, phí nhưng chỉ tập trung vào thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nhóm khó khăn, khủng hoảng. Trong khi lần này chính sách giảm thẳng vào thuế gián thu là thuế giá trị gia tăng (VAT).

“Thuế suất VAT phổ thông hiện nay là 10%, chỉ giảm 2% nhưng cũng có tác động đến toàn bộ giao dịch trên thị trường”, tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho hay.

chuyen gia hien ke tranh lac huong dong tien goi phuc hoi kinh te
Chính sách giảm thuế VAT các mặt hàng 10% về 8% sẽ tác động đến gần như toàn bộ giao dịch tiêu dùng trên thị trường. Ảnh: Phương Lâm.

Không để bong bóng bất động sản, chứng khoán

Vị chuyên gia kinh tế cho rằng với chính sách này, người bán có điều kiện không phải tăng giá khi sức ép về chi phí tăng cao, khả năng tiêu thụ theo đó cũng được hỗ trợ mạnh mẽ và thực tế. Với người tiêu dùng, khi đang chịu sức ép bởi thu nhập, việc làm bị tác động tiêu cực do dịch bệnh, việc giảm thuế VAT sẽ trực tiếp tiết kiệm được 2% chi tiêu.

Ngoài ra, việc giảm thuế VAT cũng sẽ giúp kiềm chế việc tăng chỉ số giá tiêu dùng khi tiêu dùng trong nước phục hồi và tăng nhanh sau dịch bệnh.

“Như vậy, việc giảm thuế VAT 2% sẽ đạt 2 mục tiêu. Một là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ phía sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Hai là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát”, ông Ánh nhấn mạnh.

Vị chuyên gia cũng cho biết đây là lựa chọn chưa từng có trong việc hỗ trợ thông qua việc giảm sắc thuế phổ biến nhất, tác động rộng rãi nhất, rõ ràng nhất đến thị trường.

chuyen gia hien ke tranh lac huong dong tien goi phuc hoi kinh te
Cần có biện pháp quản lý với lĩnh vực bất động sản và chứng khoán khi tung gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng để tránh bóng bóng các tài sản này. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tuy nhiên, vị chuyên gia kinh tế cho rằng trong quá trình thực thi gói hỗ trợ lần này, cần lưu ý với các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, nếu không có biện pháp phù hợp có thể dẫn đến lạc hướng dòng tiền.

Điều này có thể thổi to bong bóng bất động sản, bong bóng chứng khoán, hệ quả là nổ bong bóng. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phục hồi còn yếu như hiện nay, việc nổ bong bóng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho rằng cần hạn chế ở mức thấp nhất khả năng xảy ra bong bóng với lĩnh vực bất động sản và chứng khoán khi tiền từ các gói hỗ trợ chảy vào thị trường.

“Bên cạnh đó, vấn đề nợ xấu ở cả doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và nợ xấu do thôi thực hiện các biện pháp cơ cấu lại. Điều này sẽ làm bức tranh nợ xấu nghiêm trọng hơn”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Thay tài sản thế chấp bằng dòng tiền để cho vay

Cùng quan điểm, ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho biết gói chính sách vừa được ban hành, gần như là gói hỗ trợ toàn dân. Trong đó, hầu hết người dân, phần lớn doanh nghiệp đều được hưởng các chính sách hỗ trợ.

Ngân hàng có thể quản lý cho vay với hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua dòng tiền thay vì tài sản hay thế chấp để hỗ trợ những đối tượng thực sự khó khăn

Ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội

Tuy nhiên, vị đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần cẩn trọng khi triển khai gói hỗ trợ, nếu không, sẽ có tình trạng cùng thuộc đối tượng nhưng có người tiếp cận được dễ dàng và được hỗ trợ nhiều, nhưng có người không tiếp cận được hoặc được hỗ trợ không đáng kể.

Lấy ví dụ về gói hỗ trợ lãi suất 2%, đây là gói hỗ trợ sẽ tác động rất rộng, rất mạnh đến doanh nghiệp vì Chính phủ bỏ ra 40.000 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất và tác động đến 2 triệu tỷ đồng tiền vốn của doanh nghiệp.

“Nếu không cẩn thận, có thể 2 triệu tỷ này chỉ dồn vào một nhóm doanh nghiệp lớn nào đó. Thậm chí chưa chắc là đối tượng đã thực sự khó khăn”, ông Cường nhấn mạnh.

Trong khi đó, nhiều hộ kinh doanh gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa là những đối tượng không cần quá nhiều nhưng nếu không có thì không thể phục hồi, phát triển.

chuyen gia hien ke tranh lac huong dong tien goi phuc hoi kinh te
Các chuyên gia cho rằng cần có giải pháp mới trong kiểm soát chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay để những đối tượng thực sự khó khăn nhận được hỗ trợ. Ảnh: T.L.

Ông Cường cho biết thêm độ phủ của chính sách giảm lãi suất lần này rất rộng, trong bối cảnh các đối tượng nhỏ thường không có điều kiện để vay tín dụng truyền thống, không có tài sản bảo đảm hoặc đang có khoản vay chưa thanh toán… Vì vậy, nếu đặt ra các điều kiện không vi phạm tiêu chuẩn cho vay thì nhóm này nhiều khả năng sẽ bị loại.

Ông cho rằng phải có một phương thức hành động khác trong kiểm soát các chương trình hỗ trợ lãi suất.

Trong đó, thay vì kiểm soát bằng các điều kiện tín dụng thì nên chuyển sang hình thức ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp. Trong đó, ngân hàng sẽ theo dõi doanh nghiệp vay tiền để làm gì, mua hàng, mua nguyên vật liệu và có thể trả tiền trực tiếp cho bên bán để doanh nghiệp nhận nguyên vật liệu về sản xuất. Sau đó, ngân hàng tiếp tục theo dõi quy trình sản xuất, đầu ra tiêu thụ sản phẩm, thu ngay đồng tiền bán hàng để quay trở lại.

Như vậy, ngân hàng sẽ quản lý cho vay thông qua dòng tiền thay vì tài sản hay thế chấp thông thường.

“Nếu được vậy, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực sự có hoạt động phát triển, phục hồi thì sẽ được hưởng chính sách này. Còn các đối tượng dùng tiền đó để quay vòng, gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán, bất động sản thì sẽ kiểm soát được ngay”, ông Cường nhấn mạnh.

Theo Quang Thắng/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Quảng Nam: GRDP 9 tháng tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ

    (Xây dựng) – Chiều 9/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2024. Trong 3 quý đã qua, tổng sản phẩm trên địa bàn Quảng Nam (GRDP) tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023. Địa phương này xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 8/14 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về quy mô GRDP; xếp thứ 50/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và 12/14 tỉnh tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về tăng trưởng kinh tế.

  • Điện Biên phát triển hạ tầng thương mại biên giới tạo động lực tăng trưởng kinh tế

    (Xây dựng) - Trong những năm vừa qua, việc thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại biên giới đã được tỉnh Điện Biên chú trọng nhằm phát huy tối đa lợi thế của tỉnh kinh tế cửa khẩu. Việc phát triển hạ tầng thương mại biên giới, các chợ biên giới có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá của cư dân khu vực biên giới, qua đó trở thành một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của tỉnh Điện Biên.

  • Ngành Hải quan tích cực triển khai các giải pháp quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới

    (Xây dựng) – Nhằm góp phần giúp doanh nghiệp Việt gia tăng phạm vi tiếp cận thị trường quốc tế; thời gian qua, ngành Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp tích cực để hỗ trợ cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh hàng hóa xuyên biên giới nói riêng.

  • Vực dậy thị trường vốn, giúp người dân và doanh nghiệp phát triển kinh doanh

    Theo Chủ tịch Quốc hội, nhu cầu về nhà ở của người dân rất lớn nhưng do giá lên cao nên khó tiếp cận. Nhiều nơi, nhà ở thương mại được xây nhưng không có người ở cũng là một vấn đề cần phải xem xét.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung cao độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Chiều 8/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI (mở rộng).

  • Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ 13 dự án giao thông trọng điểm kết nối liên tỉnh, liên vùng

    (Xây dựng) – Ngày 8/10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra và làm việc về công tác khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội, phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát, xuất nhập khẩu, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo Quyết định số 435/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load