Thứ ba 10/09/2024 13:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Chuyên gia chỉ bí quyết để không bị “rỗng túi” khi nghỉ hưu

14:15 | 25/04/2021

Theo chuyên gia Patricia Wenzel - Cố vấn tài chính cấp cao tại Merrill Lynch: “Nghỉ hưu thành công là có kế hoạch chi tiêu chi tiết và đảm bảo có đủ chi phí chăm sóc sức khỏe”. Dưới đây là 6 bước được khuyến nghị thực hiện để cải thiện tình hình tài chính trước giai đoạn nghỉ hưu.

chuyen gia chi bi quyet de khong bi rong tui khi nghi huu
Các chuyên gia tài chính khuyên nên lập quỹ khẩn cấp và tiết kiệm càng sớm càng tốt. Ảnh minh họa: LDO.

Lập kế hoạch ngay bây giờ

Tương lai luôn khó đoán định. Không ai biết trước mình có bao nhiêu thời gian hoặc sức khỏe sẽ diễn biến như thế nào trong tương lai.

Tuy nhiên, chuyên gia tài chính khuyên mỗi người nên lập kế hoạch nghỉ hưu càng sớm càng tốt.

“Bạn dự định nghỉ hưu ở độ tuổi nào? Bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu? Chi phí sinh hoạt ước tính khi đã nghỉ làm của bạn là bao nhiêu?”, CNN dẫn lời Patricia Wenzel.

Trả lời được các câu hỏi trên, mỗi người có thể hoạch định số tiền tiết kiệm được cho việc nghỉ hưu. Lưu ý, những ước tính đó sẽ thay đổi tùy theo thời điểm và khi bắt đầu nhận các khoản thanh toán an sinh xã hội.

Tiết kiệm càng sớm, nỗi bất an tài chính càng giảm bớt

Theo chuyên gia tài chính Patricia Wenzel, ngay cả một số tiền nhỏ được tiết kiệm khi còn trẻ cũng có thể tạo nên giá trị lớn khi về già.

Người tiết kiệm càng muộn sẽ càng cần nhiều thời gian để đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy, phương pháp tốt nhất là cố gắng làm việc và tiết kiệm nhiều nhất có thể. Hầu hết các chuyên gia khuyên chúng ta nên tiết kiệm từ 10% đến 15% tổng thu nhập. Nhưng hãy tiết kiệm bất cứ lúc nào có thể, ngay cả khi khoản tiết kiệm đó không thể lên tới 10% thu nhập.

Keith Bernhardt, Phó chủ tịch phụ trách thu nhập Hưu trí tại Fidelity Investments - cho biết: “Bất kể thu nhập hoặc mức tiết kiệm của bạn là bao nhiêu nhưng nếu có một kế hoạch tiết kiệm cụ thể thì bạn sẽ duy trì được sự an toàn tài chính trong thời gian nghỉ hưu".

Đầu tư số tiền tiết kiệm được

Lời khuyên của các chuyên gia tài chính là “đừng dừng lại ở tiết kiệm chi tiêu mà quên đầu tư”.

Cũng giống như tiết kiệm, những người bắt đầu đầu tư càng sớm, thì thu nhập càng gia tăng. Sẽ có rất nhiều cách đầu tư phù hợp với mỗi người. Điều này không chỉ giúp an tâm về tài chính mà còn giúp gia tăng số tiền tiết kiệm.

Theo các chuyên gia, mỗi người nên lựa chọn những cách đầu tư thông dụng và đơn giản để tránh rủi ro. Trước khi đầu tư cần tìm hiểu kỹ và có kế hoạch dài hạn.

Lập quỹ khẩn cấp

Việc hạn chế chi tiêu những thứ không cần thiết hoặc quá đắt đỏ cũng có thể giúp tăng cường tiết kiệm.

Mỗi người nên dành thời gian lập kế họach chi tiêu và thực hiện theo nó.

Ngoài ra, các chuyên gia tài chính khuyên mỗi người nên thiết lập một quỹ khẩn cấp cho những trường hợp bất khả kháng. Chẳng hạn như trường hợp khẩn cấp về y tế hay rủi ro việc làm.

Hầu hết các chuyên gia khuyên mỗi người nên tiết kiệm ít nhất 3 đến 6 tháng các chi phí sinh hoạt cho các tình huống khẩn cấp.

Xóa nợ trước khi nghỉ hưu

Một khoản nợ sau khi nghỉ hưu có thể ăn mòn số tiền tiết kiệm được. Đặc biệt, các khoản như nợ thẻ tín dụng hoặc nợ ngân hàng vẫn phát sinh lãi suất và sẽ ảnh hướng trầm trọng tới tài chính cá nhân. Hãy cố gắng giảm bớt hoặc xóa nợ trước khi nghỉ hưu để tài chính cá nhân vững vàng hơn.

Không rút tiền từ khoản tiết kiệm

Rút tiền quá sớm từ khoản tiết kiệm nghỉ hưu có thể gây ra những hậu quả không đáng có. Đây là một thói quen xấu và thậm chí phá vỡ nguyên tắc tiết kiệm ban đầu đề ra.

Nếu muốn có một nền tài chính vững chắc sau khi nghỉ hưu thì nên tuân thủ nguyên tắc “không rút” tiền tiết kiệm.

Theo MINH AN (CNN)/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thúc đẩy xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc

    (Xây dựng) - Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ hội trái cây lần thứ 1 tại Thủ đô Bắc Kinh, với sự hợp tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Hiệp hội Rau quả Việt Nam và các đối tác Trung Quốc.

    15:36 | 09/09/2024
  • Ảnh hưởng của cơn bão số 3 đến vận hành và cung cấp điện

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng bởi gió bão lớn, nhiều đường dây và trạm biến áp phân phối ở một số tỉnh, thành phố ở phía Bắc bị sự cố gây gián đoạn cung cấp điện diện rộng. Hiện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nỗ lực khắc phục sửa chữa lưới điện sau bão.

    14:37 | 09/09/2024
  • Thái Nguyên: Hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp – “cú hích” phát triển nền kinh tế

    (Xây dựng) – Thái Nguyên luôn xác định ngành công nghiệp đóng vai trò “trụ cột”, là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Vì thế, hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp (KCN) là tiêu chí hàng đầu để sớm hoàn thành mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030. Nhằm hiện thực hóa điều này, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra các định hướng phát triển và tập trung triển khai mạnh mẽ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

    14:20 | 09/09/2024
  • Chấm dứt hoạt động dự án chăn nuôi, sản xuất giống gia cầm công nghệ cao 4.0 Minh Dư Bình Định

    (Xây dựng) - Dự án Chăn nuôi, sản xuất và xuất khẩu thịt, giống gia cầm công nghệ cao 4.0 Minh Dư Bình Định với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng đã chính thức “khai tử”. Nguyên nhân do nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.

    11:58 | 09/09/2024
  • Đảm bảo điều kiện thông quan thông suốt tại Hải Phòng và Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Ngày 8/9, Đoàn công tác Tổng cục Hải quan do đồng chí Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng đoàn đã kịp thời đi kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh và Hải đội Kiểm soát chống buôn lậu trên biển khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu - đóng tại địa bàn Quảng Ninh.

    10:25 | 09/09/2024
  • Triển vọng kinh tế tích cực hơn

    Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và tiếp tục đạt mức 6,5% trong hai năm tiếp theo. Nền kinh tế vẫn duy trì được khả năng chống chịu tốt trong bối cảnh các thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng.

    09:24 | 09/09/2024
  • Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, kiểm tra những khó khăn của nhiều dự án Việt Nam tại Lào

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong hai ngày 7 - 8/9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Uỷ ban hợp tác Việt Nam - Lào, đã dẫn đầu đoàn công tác tới làm việc, đánh giá, kiểm tra, xem xét những khó khăn của một số dự án đầu tư của Việt Nam tại Nam Lào.

    08:33 | 09/09/2024
  • Bộ trưởng Công Thương: Phải đảm bảo điện, xăng dầu và nguồn cung hàng thiết yếu

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị chính quyền địa phương phối hợp các bộ, ngành chỉ đạo thương nhân đảm bảo duy trì nguồn cung xăng dầu, hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống.

    14:09 | 08/09/2024
  • Khẩn trương khắc phục sự cố lưới điện, cấp điện trở lại ngay sau bão

    Ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành công điện số 6814/CĐ-BCT về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3.

    07:47 | 08/09/2024
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Làm gì để xuất nhập khẩu hàng hóa xứng tầm?

    (Xây dựng) – Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Bộ Công Thương tổ chức tại thành phố Cần Thơ, Cục Xuất nhập khẩu thông tin cho biết kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2024 của cả vùng đạt 7,59 tỷ USD, tăng 15,96% so với cùng kỳ 2023, chiếm 3,57% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Cán cân thương mại của vùng 7 tháng đầu năm 2024 đạt thặng dư 8,11 tỷ USD, tương đương với 3,56% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên theo nhận định Bộ Công Thương xuất nhập khẩu hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa xứng tầm.

    14:37 | 07/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load