Thứ tư 24/04/2024 23:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chuyện 1 đống rác 3 gói thầu!

11:24 | 21/07/2020

(Xây dựng) - Cách đây ít lâu, có một tờ báo chuyên về môi trường đã chụp một sêri ảnh về rác thải bừa bãi ven đại lộ Thăng Long (Hà Nội) mà không có ai chịu trách nhiệm thu gom.

chuyen 1 dong rac 3 goi thau
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Khi cho phóng viên đi điều tra thì mới lộ ra những điều “cười ra nước mắt” trong hệ thống quản lý này.

Chẳng là kể từ ngày 01/3/2017, Sở Tài chính Hà Nội đã tiến hành các thủ tục đấu thầu các gói vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố...

...Theo đó, đơn vị trúng gói thầu vệ sinh môi trường các phường thuộc quận Nam Từ Liêm (trong đó có đoạn đường chứa đầy rác trên đại lộ Thăng Long) là Công ty CP Đầu tư và phát triển công nghệ cao Minh Quân. Tuy nhiên, khi hỏi tiếp thì được biết, riêng phần đại lộ Thăng Long lại nằm trong một gói thầu khác, đó là gói thầu số 25 (thực hiện duy trì đại lộ Thăng Long) do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, Chi nhánh Cầu Diễn (Urenco 7) đảm nhiệm.

Tưởng như thế là đã rõ mười mươi người chịu trách nhiệm, nhưng không phải. Lãnh đạo Urenco 7 cho hay, theo phân cấp trong Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của UBND TP Hà Nội, các đơn vị trực thuộc thành phố chỉ có trách nhiệm quản lý lòng đường, lề đường (không bao gồm hè đường) các tuyến đường do UBND thành phố đầu tư. Còn UBND các quận, huyện có trách nhiệm quản lý đối với phần hè các tuyến đường, cũng như các ngõ, ngách theo địa giới hành chính các quận, huyện.

Như vậy, cả hai bên đều đã hoàn thành hợp đồng trong gói thầu của mình, và những đống rác trên hè đường đại lộ Thăng Long kia chỉ có thể được dọn đi bởi một “gói thầu” thứ 3 (!?).

Nhân đây, xin nêu một sự kiện hy hữu nhưng đã xảy ra tại nước Mỹ khi “Vua rác gốc Việt” đã thắng thầu hợp đồng 2,7 tỷ USD tại thành phố Oakland. Công ty CWS của ông David Dương đã giành trọn quyền khai thác cả 4 lĩnh vực (thu gom phế liệu tái chế, thu gom rác, cây xanh và compost - làm phân bón hữu cơ) trong thời gian 20 năm trên địa bàn toàn thành phố.

Đối thủ trực tiếp của ông David Dương chính là công ty Waste Management (WM) - công ty lớn nhất Hoa Kỳ, có thể nói mạnh nhất thế giới về lĩnh vực môi trường, đại bản doanh đặt tại tiểu bang Texas, có chi nhánh trên 50 tiểu bang Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới.

Qua những thông tin trên đây, ta có thể học họ được điều gì? Thôi thì Việt Nam chưa “có cửa” để hình thành một tập đoàn thu gom và xử lý rác khổng lồ như WM, nhưng không có lẽ lại không học được điều gì từ doanh nhân David Dương, cùng với đó là cách quản lý và khai thác nguồn lực xã hội của chính quyền thành phố Oakland?

Đó chính là hình thành một gói thầu “trọn gói” cả 4 lĩnh vực (thu gom phế liệu tái chế, thu gom rác, cây xanh và compost - làm phân bón hữu cơ) trong một thời gian dài.

Liệu bài học này có khó quá không nhỉ?

Nguyễn Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load