Thứ hai 09/12/2024 15:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Chứng khoán phiên 28/10: Khối ngoại bán ròng hơn 3.100 tỷ đồng

19:56 | 28/10/2022

Chốt phiên giao dịch 28/10, VN-Index giảm 0,65 điểm xuống 1.027,36 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 654,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 13.345 tỷ đồng, toàn sàn có 236 mã tăng giá, 195 mã giảm giá.

chung khoan phien 2810 khoi ngoai ban rong hon 3100 ty dong
Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường. (Ảnh: Hứa Chung/TTXVN)

Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến rất tích cực khi mở cửa phiên giao dịch sáng 28/10 nhưng áp lực bán đã tăng dần cuối phiên sáng. Đến cuối phiên chiều, chỉ số VN-Index đảo chiều giảm nhẹ.

Đáng chú ý nhất phiên hôm nay là việc khối ngoại bán ròng tới hơn 3.104 tỷ đồng trên HOSE, do nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mã EIB tới hơn 3.031,5 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng gần 635 triệu đồng trên UPCOM. Trong khi đó, trên sàn HNX, khối ngoại chỉ mua ròng 27,92 tỷ đồng.

Nhiều mã cổ phiếu thuộc nhóm cổ phiếu ngân hàng chuyển từ màu xanh sang đỏ đã gây áp lực lớn lên thị trường chung. Dù vậy, TCB tăng trần với mức 6,8% đã có tác dụng nâng đỡ rất lớn đối với VN-Index. Cùng đó, hai cổ phiếu thuộc họ Vingroup là VIC tăng 1,3% và VHM tăng 2%. Đây là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số VN-Index.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán ngập trong sắc xanh, cùng với sự tích cực của nhóm cổ phiếu bất động sản giúp VN-Index chỉ giảm nhẹ. Dù vậy, có thể nhận thấy, hôm nay chưa có nhóm ngành nào thực sự đủ sức mạnh dẫn dắt, tạo sức bật cho thị trường chung. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu thép, dầu khí, sản xuất thực phẩm, hóa chất, bia và đồ uống... diễn biến tiêu cực.

Chốt phiên giao dịch ngày 28/10, VN-Index giảm 0,65 điểm xuống 1.027,36 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 654,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 13.345 tỷ đồng. Toàn sàn có 236 mã tăng giá, 195 mã giảm giá và 86 mã đứng giá.

HNX-Index tăng nhẹ 0,1 điểm lên 213,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 58,7 triệu đơn vị, tương ứng hơn 735,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 96 mã tăng giá, 80 mã giảm giá và 65 mã đứng giá.

UPCOM-Index giảm 1,19 điểm xuống 76,09 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 41,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 460,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 202 mã tăng giá, 101 mã giảm giá và 104 mã đứng giá./.

Theo Văn Giáp (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Tập trung phát triển công nghiệp chiều sâu, hướng tới công nghiệp xanh

    (Xây dựng) – Những năm qua, Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách tập trung phát triển ngành công nghiệp chiều sâu, có lợi thế, gia tăng giá trị, thân thiện với môi trường. Qua đó giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện tốt an sinh xã hội, thúc đẩy thúc đẩy phát triển kinh tế hiệu quả, môi trường sinh thái được đảm bảo.

  • Khu kinh tế cửa khẩu Lạng sơn: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút các nhà đầu tư

    (Xây dựng) - Xác định là vùng kinh tế động lực chủ đạo, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đồng thời, tập trung thu hút và mở rộng các dự án phát triển các kho, bãi có sức chứa lớn tại Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) Đồng Đăng - Lạng Sơn.

  • Vĩnh Phúc: Nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ở huyện Bình Xuyên

    (Xây dựng) - Những năm gần đây, cùng với nhịp phát triển chung của tỉnh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có nhiều công trình, dự án quan trọng mang tính đột phá, liên kết vùng được triển khai thực hiện, nhất là các dự án giao thông. Với nhiều giải pháp công khai, minh bạch và quyết liệt, huyện Bình Xuyên nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, bảo đảm tiến độ thi công các dự án đầu tư có sử dụng đất.

  • Thẩm tra, quyết toán chi phí giám sát thi công thế nào?

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Toàn (Thừa Thiên - Huế) công tác tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (đơn vị sự nghiệp công lập). Đơn vị ông được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng, trong đó chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình.

  • Vị trí “chiến lược” của Đồng Nai trong phát triển kinh tế, xã hội

    (Xây dựng) - Với Đề án quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lợi thế từ hạ tầng giao thông kết nối, là “cửa ngõ” của miền Đông Nam bộ, tỉnh Đồng Nai có vị “chiến lược” đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội.

  • Kinh tế tiếp tục giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – Việt Nam đang thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm trong việc nỗ lực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), quan hệ ngoại giao đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn. Và đã được minh chứng bằng việc liên tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load