Thứ năm 10/10/2024 10:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Chứng khoán ngày 24/5: VN-Index đảo chiều tăng gần 15 điểm cuối phiên

18:47 | 24/05/2022

Chốt phiên giao dịch ngày 24/5, VN-Index tăng 14,57 điểm lên 1.233,38 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 528,4 triệu đơn vị, tương ứng gần 13.416 tỷ đồng. Toàn sàn có 224 mã tăng giá, 210 mã giảm giá.

chung khoan ngay 245 vn index dao chieu tang gan 15 diem cuoi phien
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)

Lực cầu tăng mạnh trong phiên ATC (giao dịch tại giá đóng cửa) bất ngờ giúp VN-Index đang chìm trong sắc đỏ đảo chiều tăng gần 15 điểm. Nhiều mã cổ phiếu cũng đổi màu từ đỏ thành xanh trong sự "ngỡ ngàng" của nhà đầu tư.

Điểm tích cực nữa là khối ngoại đã trở lại mua ròng sau phiên bán ròng mạnh hôm qua. Cụ thể, khối này mua ròng 191,66 tỷ đồng trên HOSE; 3,13 tỷ đồng trên HNX và 28,77 tỷ đồng trên UPCOM.

Quan sát diễn biến giao dịch có thể thấy, các cổ phiếu vốn hóa lớn là động lực tăng của chỉ số VN-Index và HNX-Index.

Tại sàn Thành phố Hồ Chí Minh, rổ VN30 có tới 26 mã tăng, trong khi chỉ có 4 mã giảm. Ở chiều tăng giá, STB tăng tới 6,9% lên giá trần. Các mã khác như SSI tăng 6%, MSN tăng 4,3%, VNM tăng 3,9%, PNJ tăng 3,3%...

Ở chiều giảm giá , đáng chú ý, HPG giảm tới 5%. Cổ phiếu HPG giảm mạnh sau phát biểu tại đại hội cổ đông thường niên của Tập đoàn Hòa Phát diễn ra sáng 24/5.

Chủ tịch Trần Đình Long cho biết hoạt động ngành thép năm 2022 có nhiều khó khăn. “Quý vị cứ đợi kết quả kinh doanh quý 2, quý 3, quý 4 đi rồi sẽ thấy rõ là lúc này ngành thép đang không thuận lợi. Đợi hai tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý II, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào,” Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát nói.

Theo ông Trần Đình Long, nguyên nhân thứ nhất là giá nguyên vật liệu tăng mạnh do căng thẳng Nga-Ukraine làm giá than luyện cốc tăng 100-200 USD/tấn. Nguyên nhân thứ hai là chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc khiến cho nhu cầu thép giảm. Khi căng thẳng Nga-Ukraine, nhiều người cho rằng ngành thép Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc bớt đi hai đối thủ cạnh tranh do Nga và Ukraine đều là những nhà sản xuất thép lớn. Tuy nhiên, thực tế không phải “màu hồng” và dù vậy, ông Trần Đình Long vẫn khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào Hòa Phát cũng luôn có kết quả tốt nhất ngành thép, hơn tất cả doanh nghiệp khác.

Trở lại diễn biến thị trường, chỉ số HNX-Index cũng diễn biến khá tương đồng với VN-Index. Đà tăng của HNX- Index là nhờ vào các mã cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn này.

Cụ thể, tại sàn Hà Nội, rổ cổ phiếu HNX30 cũng có tới 17 mã tăng, trong khi có 11 mã giảm. Các mã tăng mạnh như: CEO tăng kịch trần, L14 tăng 5,9%, SHS tăng 5,6%, IDI tăng 5,1%, MBS tăng 4,7%.

Về diễn biến các nhóm cổ phiếu, cổ phiếu trụ cột ngân hàng phiên hôm nay bứt phá mạnh, có tới 20/27 mã cổ phiếu ngành ngân hàng tăng giá, trong khi chỉ có 6 mã giảm giá và 1 mã đứng ở tham chiếu.

Cùng với nhóm ngân hàng, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng diễn biến tích cực. Hầu hết các mã trụ cột ngành chứng khoán đều tăng mạnh như: SSI, SHS, MBS, VND, BVS, HCM, CTS…

Ở chiều tiêu cực, nhóm cổ phiếu dầu khí chìm trong sắc đỏ khi không còn mã nào ở chiều tăng giá. Cùng đó, các nhóm xây dựng và vật liệu, du lịch và giải trí, tài nguyên cơ bản… cũng ở chiều hướng giảm.

Chốt phiên giao dịch ngày 24/5, VN-Index tăng 14,57 điểm lên 1.233,38 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 528,4 triệu đơn vị, tương ứng gần 13.416 tỷ đồng. Toàn sàn có 224 mã tăng giá, 210 mã giảm giá và 67 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 5,3 điểm lên 305,96 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 79,1 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.712,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 95 mã tăng giá, 97 mã giảm giá và 60 mã đứng giá.

UPCOM-Index giảm 0,51 điểm xuống 93,12 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 55,57 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.001,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 101 mã tăng giá, 158 mã giảm giá và 69 mã đứng giá./.

Theo Văn Giáp (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Cà Mau: Công bố các chủ đầu tư có mức giải ngân không đạt tiến độ

    (Xây dựng) - Lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau đề nghị, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau hạn chế đi công tác ngoài tỉnh, trừ trường hợp thật sự cần thiết để ưu tiên xử lý dứt điểm công việc trong những tháng cuối năm.

  • Có được thay thế thiết bị sau thời điểm đóng thầu?

    (Xây dựng) - Nhà thầu chỉ được phép bổ sung, thay thế một lần đối với từng vị trí nhân sự, thiết bị trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Trường hợp nhà thầu không có nhân sự, thiết bị thay thế đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì nhà thầu bị loại.

  • Phó Chủ tịch tỉnh UBND Cà Mau “truy” vấn chủ đầu tư Dự án Bệnh viện Đa khoa vốn 3.300 tỷ

    (Xây dựng) – Sáng 9/10, tại Hội nghị Công tác kiểm điểm điều hành kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi khá bức xúc khi qua báo cáo, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh là 1 trong 4 Ban giữ vốn nhiều nhất nhưng tỷ lệ giải ngân thấp nhất chỉ đạt 14,9%.

  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 9/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Hợp đồng phải phù hợp với nội dung hồ sơ mời thầu

    (Xây dựng) – Tại Khoản 2 Điều 67 Luật Đấu thầu quy định hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có).

  • Quảng Nam: GRDP 9 tháng tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ

    (Xây dựng) – Chiều 9/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng và nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2024. Trong 3 quý đã qua, tổng sản phẩm trên địa bàn Quảng Nam (GRDP) tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023. Địa phương này xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 8/14 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về quy mô GRDP; xếp thứ 50/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và 12/14 tỉnh tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung về tăng trưởng kinh tế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load