Thứ năm 18/04/2024 21:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và nâng cao hiệu lực quản lý trong các hoạt động xây dựng

22:24 | 19/12/2020

(Xây dựng) - Các lĩnh vực hoạt động xây dựng luôn là lĩnh vực được Đảng, Nhà nước quan tâm. Các quan điểm thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh trong các hoạt động xây dựng và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động xây dựng.

chu truong cua dang nha nuoc ve phat trien kinh te xa hoi quoc phong an ninh va nang cao hieu luc quan ly trong cac hoat dong xay dung
Việc hoàn thiện HTTC, QCKT xây dựng là phương pháp để giám sát trên thực tế việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh là chủ trương chiến lược của Đảng, nhiệm vụ cơ bản, vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Công nghiệp quốc phòng, an ninh là một bộ phận của công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo xây dựng, phát triển ngang tầm với vị trí, vai trò và yêu cầu nhiệm vụ.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp căn cơ và lâu dài, trong đó đặc biệt chú trọng việc kết hợp trong xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch thống nhất. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thống nhất sẽ làm tiền đề cho việc triển khai, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề này... Cần sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương và của cả hệ thống chính trị về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh. Tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các chương trình, dự án kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh; đồng thời tích cực, chủ động điều chỉnh, bổ sung nhân lực, vật lực và các yếu tố khác nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đó. Ở đây, việc tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và hệ thống chính trị còn phải được biểu hiện ở năng lực quản lý, điều hành phối hợp và thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, hạn chế đến mức thấp nhất thất thoát, lãng phí trong quá trình tổ chức thực hiện…

Kết hợp xây dựng phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh ở các vùng kinh tế đô thị, đô thị lớn, biển, đảo trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhằm mang lại hiệu quả thiết thực và góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong những năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, việc kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo. Nhờ đó, ở hầu hết các địa bàn chiến lược, chính trị - xã hội ổn định, kinh tế có bước phát triển khá, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng - an ninh được tăng cường, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, hiện tại, nơi đây vẫn là địa bàn còn nhiều khó khăn, hạn chế so với các vùng, miền khác của cả nước, nhất là hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi chưa vững chắc, kinh tế phát triển chậm, quốc phòng, an ninh có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Đảng, Nhà nước phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chặt chẽ quan điểm kết hợp nêu trên; trong đó, phải dành sự ưu tiên và có chính sách phù hợp với tính chất đặc thù của địa bàn chiến lược, thậm chí phải có các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh ở các địa bàn quan trọng này. Đối với ban chỉ đạo ở các địa bàn chiến lược, cần nâng cao khả năng nắm bắt tình hình, năng lực làm tham mưu cho Đảng, Nhà nước ở tầm nhìn chiến lược trong khuôn khổ một địa bàn chiến lược.

Việc hoàn thiện HTTC, QCKT xây dựng là phương pháp để giám sát trên thực tế việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Đây là một trong những công cụ hỗ trợ đáng kể, được thể hiện rõ nhất ở tính công khai, minh bạch các thủ tục, từ đó giảm hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, công dân khi thực hiện các thủ tục trong lĩnh vực xây dựng, giúp người đứng đầu cơ quan, đơn vị thi công dễ dàng giám sát, kiểm tra và định hướng chỉ đạo kịp thời khi phát sinh vướng mắc, triển khai công việc và quản lý hồ sơ công việc một cách khoa học, rút ngắn thời gian xử lý các các thủ tục, đúng thời gian, từng bước cải tiến phương thức làm việc khi giải quyết các thủ tục theo yêu cầu.

Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay, ngành Xây dựng cần phải duy trì và phát triển một hệ thống quy chuẩn tiên tiến, thống nhất, luôn được hoàn thiện, cập nhật, theo kịp bước phát triển về công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, nâng cao khả năng hội nhập quốc tế và thu hút vốn đầu tư, với các điều kiện cốt lõi là phải đảm bảo an toàn, chất lượng trong tất cả các hoạt động đầu tư xây dựng với chi phí hợp lý.

Các vấn đề trên đã được Trung ương Đảng và Chính phủ nhận diện, chỉ đạo việc hoàn thiện hệ thống QCKT xây dựng thông qua các Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ và Đề án 198 năm 2018 của Thủ tứớng Chính phủ về hoàn thiện HTTC, QCKT trong xây dựng.

Theo Đề án 198, đến năm 2021 cần thiết hoàn thành quy hoạch, biên soạn và công bố Bộ QCKT quốc gia ngành Xây dựng bao gồm 15-20 quy chuẩn Việt Nam để góp phần đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước về: An toàn xây dựng; hiệu quả, lợi ích, an ninh quốc gia; tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phù hợp với các công nghệ xây dựng tiên tiến trong nước và quốc tế. Đồng thời, hoàn thành biên soạn các quy chuẩn địa phương phù hợp điều kiện đặc thù về địa hình, địa chất, khí hậu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật của các địa phương.

Thảo Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load