Thứ tư 22/03/2023 22:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa phủ nhận việc doanh nghiệp “tố” Ban GPMB dùng 46 tỷ đồng để mua vàng

17:04 | 11/11/2022

(Xây dựng) - Trong đơn gửi UBND tỉnh, Liên danh Công ty Cổ phần Hoàng Kỳ và Công ty Cổ phần Đầu tư Trung tâm thương mại Bờ Hồ đã “tố” Ban Giải phóng mặt bằng (GPMB) thành phố Thanh Hóa dùng số tiền gần 46 tỷ đồng để mua vàng từ năm 2017 đến nay nhưng không chịu bán để GPMB, dẫn đến khó khăn cho nhà đầu tư.

chu tich ubnd thanh pho thanh hoa phu nhan viec doanh nghiep to ban gpmb dung 46 ty dong de mua vang
Mặt bằng Dự án Công viên nước phường Đông Hương.

Năm 2015, Dự án Công viên nước phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa được UBND tỉnh phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện dự án có sử dụng đất, tổng diện tích hơn 34.000m2. Đơn vị được giao thực hiện dự án là Liên danh Công ty Cổ phần Hoàng Kỳ và Công ty Cổ phần đầu tư Trung tâm thương mại Bờ Hồ.

Để triển khai dự án, chủ đầu tư phải nộp kinh phí chi trả mặt bằng tổng số tiền trên 103 tỷ đồng. Đến thời điểm này, nhà đầu tư đã nộp 81 tỷ đồng cho việc giải phóng mặt bằng.

Ngày 17/8/2022, UBND tỉnh có văn bản yêu cầu UBND thành phố khẩn trương đôn đốc, hướng dẫn nhà đầu tư nộp số tiền giải phóng mặt bằng còn lại vào ngân sách Nhà nước theo hợp đồng đã ký giữa các bên. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, UBND thành phố đã hai lần ra công văn đề nghị chủ đầu tư nộp số tiền còn thiếu (gần 22 tỷ đồng), thời hạn nộp trước 15/11/2022. Nếu hết thời hạn trên, nhà đầu tư chưa hoàn tất việc nộp tiền, thành phố không chịu trách nhiệm về việc chậm tiến độ của dự án.

Trước việc UBND thành phố ra công văn yêu cầu nộp nốt số tiền trên, ngày 7/11/2022, Liên danh Công ty Cổ phần Hoàng Kỳ và Công ty Cổ phần đầu tư Trung tâm thương mại Bờ Hồ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa, cho rằng việc UBND thành phố yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm gần 22 tỷ đồng là không phù hợp. Vì tính cả số tiền nộp vào Cục Thuế tỉnh, nhà đầu tư đã nộp tổng cộng gần 135 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, vượt 7 tỷ so với số tiền phải nộp. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, làm rõ số tiền 81 tỷ đồng nhà đầu tư đã chuyển vào tài khoản của Ban GPMB mới quyết toán được 35 tỷ, còn 46 tỷ, năm 2017 Ban này đã dùng để mua vàng nhưng đến nay không chịu bán đi để dùng cho công tác giải phóng mặt bằng.

Cũng theo văn bản trên, Dự án Công viên nước phường Đông Hương đến nay chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường bàn giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư, nhưng hàng năm nhà đầu tư vẫn nộp đầy đủ các loại thuế.

Trao đổi với PV Báo điện tử Xây dựng về sự việc này, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa Trịnh Huy Triều cho biết, việc giải phóng mặt bằng chậm là do nhiều nguyên nhân. Đồng thời khẳng định, hoàn toàn không có việc Ban GPMB dùng 46 tỷ đồng của nhà đầu tư để mua vàng. Trả lời về việc, liệu UBND thành phố có đề nghị cơ quan Công an vào cuộc, xác minh làm rõ thông tin này, ông Triều cho rằng việc mời Công an lúc này là chưa thật sự cần thiết.

Đào Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Yên Dũng (Bắc Giang): Con đường tiền tỷ mới sử dụng đã nứt dài cả trăm mét!

    Con đường bê tông từ thôn Long Sơn đi thôn Tân Phượng, xã Trí Yên do Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Yên Dũng (thuộc UBND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) làm chủ đầu tư, trị giá hơn 5 tỷ đồng, vừa đưa vào sử dụng chưa lâu đã xuất hiện nhiều vết nứt.

  • Hà Nội: Cần làm rõ việc 2 Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ký 2 văn bản trái ngược nhau

    (Xây dựng) – Liên quan đến việc cưỡng chế, thu hồi đất, dự án cải tạo thoát nước sông Pheo, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Nắng Mai ký Văn bản số 3088/UBND-TNMT ngày 19/7/2018 khẳng định, 05 hộ gia đình đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư và đề nghị Thành phố Hà Nội chấp thuận, sau đó Thành phố Hà Nội đã chấp thuận tại Văn bản số 6743/VP-ĐT ngày 28/8/2018. Tuy nhiên, UBND quận Bắc Từ Liêm không thực hiện theo văn bản chỉ đạo này. Ngược lại, Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Thường Sơn lại ký Văn bản số 46/UBND-TNMT ngày 06/01/2023 khẳng định 01 trong 05 trường hợp nói trên là hộ ông Lê Văn Thanh không đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư.

  • Bài 2: Cơ quan nào chịu trách nhiệm và sẽ xử lý sai phạm như thế nào?

    (Xây dựng) – Như Báo điện tử Xây dựng đã thông tin trong bài “Vĩnh Long: Khu công nghiệp Bình Minh nhiều sai phạm thực hiện quy hoạch sử dụng đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp”, Khu công nghiệp Bình Minh đã lấy đất quy hoạch kho, bãi, phòng cháy chữa cháy cho nhà đầu tư thuê xây dựng xí nghiệp công nghiệp. Thậm chí lấy cả đất đang thế chấp ngân hàng cho nhà đầu tư thuê đất xây dựng nhà máy. Như vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm vi phạm này và Thanh tra kiến nghị xử lý những sai phạm này như thế nào?

  • Quảng Trị: Hàng loạt điểm du lịch nghỉ dưỡng xây dựng trái phép

    (Xây dựng) – Thời gian gần đây, hàng loạt điểm du lịch nghỉ dưỡng “mọc” lên tự phát với nhiều công trình xây dựng trái phép trên vùng núi rừng huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị), nhưng các cơ quan chức năng huyện Hương Hoá vẫn ngoài cuộc?

  • Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Cán bộ xã “bưng bít”, lãnh đạo huyện né tránh trả lời về các công trình xây dựng trái phép?

    (Xây dựng) - Công trình xây dựng trái phép tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) không được xử lý nghiêm, khi phóng viên phản ánh và đề nghị được tiếp cận thông tin thì cán bộ xã lại “bưng bít” thông tin, còn lãnh đạo huyện đùn đẩy, né tránh trả lời.

  • Công ty Cổ phần sản xuất VLXD gạch tuynel công nghệ cao Điện Biên mắc hàng loạt sai phạm vẫn "ung dung" hoạt động

    (Xây dựng) - Hoạt động không phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa được cấp phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất nhưng Nhà máy sản xuất gạch theo công nghệ lò xoay tuynel di động của Công ty Cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng gạch tuynel công nghệ cao Điện Biên vẫn vô tư hoạt động bất chấp yêu cầu dừng sản xuất của UBND huyện Điện Biên, (tỉnh Điện Biên).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load