Thứ tư 18/09/2024 21:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Chống ngập úng cho các đô thị: Cần sự thay đổi toàn diện

09:55 | 14/11/2012

Cuối tháng 10/2012, triều cường đã dâng cao ở mức kỷ lục tại TP Hồ Chí Minh, gây ngập trên diện rộng. Theo các chuyên gia, quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu đang khiến cho ngập úng tại Việt Namgia tăng trên diện rộng, trở thành bài toán nan giải cho nhiều đô thị.

Ngập úng - thách thức lớn của các đô thị

TP HCM là một trong những đô thị bị ảnh hưởng lớn bởi ngập lụt và triều cường do nằm ở vùng đất thấp với mạng lưới sông rạch chằng chịt. Thành phố này một mặt chịu áp lực của nước nguồn từ các con sông đổ về khi mưa lớn, mặt khác lại chịu áp lực của triều cường cũng như “lá phổi” của TP đang không ngừng bị “bức tử” khiến cho triều cường mỗi lúc một dâng cao, trở thành  nỗi ám ảnh của người dân nơi đây, làm ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế, xã hội.

Cùng với TP HCM, nhiều tỉnh thành khác cũng đang phải đối mặt với ngập lụt, triều cường như TP Hà Nội, Cần Thơ… Dù hệ thống thoát nước của các đô thị không ngừng được đầu tư, nhưng mỗi khi mưa lớn, nhiều khu vực vẫn ngập trong nước.

Theo các chuyên gia Nhật Bản,vấn đề đô thị hóa đang dẫn đến ngập úng cục bộ và thiệt hại gia tăng. Cùng với đó là một loạt các vấn đề mới xảy ra như ảnh hưởng do trái đất nóng lên khiến lượng mưa tăng cao, hệ thống thoát nước kém do nước biển dâng… khiến cho tình trạng ngập úng ngày càng lớn. Tại những nơi phát triển đô thị ảnh hưởng do lụt trở nên rõ ràng hơn: làm ảnh hưởng sức khỏe do nước mưa không thoát ra khỏi thành phố, sụt lún mở rộng gây ra do lụt và thiệt hại do lụt lội gia tăng do sự tập trung của dân số và kinh tế, tăng dòng thoát cho đô thị. Đây cũng là vấn đề lớn mà nhiều TP trên thế giới gặp phải cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

Cần sự thay đổi toàn diện

Trong những năm qua, cách nhìn của người dân và chính quyền ở Việt Namđối với vấn đề thoát nước, nước thải đã có sự thay đổi lớn theo chiều hướng tích cực. Như TP HCM, vấn đề ngập nước và ô nhiễm môi trường đã được đưa vào là 02 trong 06 chương trình đột phá của TP giai đoạn 2011 -2015. Tuy nhiên, để giải bài toán ngập úng cho 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM còn là một quá trình lâu dài và tốn kém.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến – Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật, vấn đề mà các ĐT Việt Nam đang phải đối mặt là hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ, nhiều tuyến cống xuống cấp, nước thải hầu như chưa qua xử lý đổ trực tiếp vào nguồn gây ô nhiễm môi trường. Hiện tại, cả hai TP này đều đã quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và đưa ra những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho việc chống ngập lụt và triều cường. Song để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi sự thay đổi lớn về mô hình tổ chức quản lý, cơ chế chính sách, công tác đào tạo… - vốn đang là những rào cản đối với việc phát triển ngành thoát nước và xử lý nước thải.

Như tại TP HCM, thách thức lớn của TP là hệ thống thu gom nước thải thiếu đồng bộ, chất lượng thấp và đa phần là thoát nước chung. Trong khi đó, quy hoạch hệ thống nước thải còn chồng chéo với quy hoạch hạ tầng cơ sở khác. Nguồn nhân lực còn non yếu và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực nước thải. Đặc biệt là các chủ trương, chính sách hiệu quả để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động trong lĩnh vực nước thải chưa đủ. Trong 12 lưu vực thoát nước của TP HCM dự kiến sẽ xây dựng hệ thống thu gom và 12 nhà máy xử lý nước thải từ năm 2010 đến 2025 nhưng hiện mới xây dựng được 2 nhà máy và đang chuẩn bị đầu tư 4 nhà máy.

Theo Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), để giải quyết những vấn đề này, Việt Nam cần hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý vận hành vì mục tiêu quản lý bền vững. Bộ Xây dựng, với trách nhiệm là Bộ chủ quản nên xác định rõ mô hình quản lý vận hành cho chính quyền các tỉnh, thành phố và các công ty thoát nước. Việt Namcần tăng cường phát triển năng lực của chính quyền các tỉnh thành và các công ty thoát nước. Bản thân chính quyền mỗi tỉnh thành và các công ty thoát nước nên chủ động xây dựng chương trình phát triển nhân lực để đào tạo cho nhân viên kỹ năng, kiến thức trong quản lý xử lý nước thải. Đồng thời, thành lập liên minh giữa Bộ Xây dựng và chính quyền các tỉnh thành và với các công ty liên quan để công tác quản lý thoát nước và xử lý nước thải được hiệu quả. Trong đó, Bộ Xây dựng vừa là cơ quan chỉ đạo vừa là cơ quan hỗ trợ các đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này.

Phía JICA cho biết, dự kiến từ nay đến tháng 3/2013 JICA sẽ phối hợp với LIMIT và chính quyền các tỉnh, thành phố của Nhật Bản tổ chức hai khóa đào tạo tại Nhật Bản cho một số cán bộ của Bộ Xây dựng, các khu công nghiệp và các cán bộ của 4 thành phố của Việt Nam có các dự án vay vốn ODA của Nhật Bản nhằm nâng cao năng lực cho Việt Nam về thoát nước và xử lý nước thải.

Phạm Bùi

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Kon Tum: Đối phó với động đất

    (Xây dựng) - Trong thời gian gần đây, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum liên tục hứng chịu nhiều trận động đất lớn, nhỏ gây ra nỗi lo lắng và bất an cho hàng nghìn người dân sống tại khu vực này. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, huyện Kon Plông đã có gần 300 trận động đất được ghi nhận, có trận đạt tới cường độ 4,7 độ Richter, làm nứt toác nhà cửa, công trình xây dựng, đe dọa cuộc sống bình yên của người dân.

  • Kỳ vọng đột phá từ tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu

    (Xây dựng) - Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đối với hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

  • Cách nào xử lý cây xanh ngã đổ do bão lũ?

    (Xây dựng) - Sau bão lũ, hàng loạt cây xanh ở các khu đô thị, làng xóm bị ngã đổ, gãy cành, gây thiệt hại về tài sản và sinh mạng của người dân. Theo lẽ thường, phần lớn số cây xanh này được cắt bỏ, giải phóng giao thông đi lại cho người dân. Nhưng việc cắt bỏ này chưa hợp lý, gây lãng phí. Tôi đề xuất một số ý kiến về việc xử lý cây xanh ngã đổ này.

  • Hải quan và Cục Thuế Đồng Nai quyên góp hơn 600 triệu đồng hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại sau bão số 3

    (Xây dựng) - Sau 2 ngày phát động, cán bộ công chức ngành Hải quan tỉnh Đồng Nai đã quyên góp được gần 260 triệu đồng gửi đến đồng bào phía Bắc để khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

  • CADI-SUN ủng hộ đồng bào vùng bão lũ hơn 1,1 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên CADI-SUN đã cùng nhau quyên góp ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load