Thứ năm 19/09/2024 03:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Chơi gì ở Hà Nội vào mồng 2 Tết Đinh Dậu?

10:36 | 29/01/2017

Trong khi Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Vui xuân Đinh Dậu” vào ngày 4, 5/2 với rất nhiều nội dung hấp dẫn thì Hoàng thành Thăng Long lại phong phú với nhiều hoạt động múa rối nước và triển lãm.

Điểm nhấn của chương trình năm nay là sắc thái văn hóa Sơn La với những hoạt động trình diễn đa dạng như: Xòe chá, Múa sạp, Hát giao duyên của người Thái; Hát dân ca, Múa vêlr guông, Hát tơm, Tăng bu của người Khơmú; thổi khèn, chơi trò chơi dân gian của người Mông.

Cùng với những nét văn hóa đặc sắc của Sơn La, chương trình còn có sự tham gia của các nghệ nhân đến từ Hải Dương, trình diễn cách chơi pháo đất truyền thống. Du khách và nhất là trẻ em có cơ hội trải nghiệm cách làm và chơi pháo đất do chính nghệ nhân hướng dẫn.


Tại Bảo tàng Dân tộc học sẽ diễn ra nhiều hoạt động vui xuân đón Tết thú vị. Ảnh: TL.

Những người yêu thích sự vui nhộn sẽ được thưởng thức điệu múa tứ linh đến từ Bắc Ninh với việc thể hiện của bốn con vật: Long, Ly, Quy, Phượng. Ngoài các trò chơi dân gian của người Việt vốn thu hút du khách như: Kéo co, Đánh đu, Chạy ró, Đi cầu khỉ…, năm nay, công chúng có dịp trải nghiệm nhiều trò chơi của một số dân tộc ở Tây Bắc: Tó má lẹ, Tung còn, Nhảy bước (Thái), Rồng ấp trứng, Vật gậy, Ném pao, Chơi quay (Hmông, Dao)…

Những hoạt động như: xin chữ nhân dịp đầu năm mới và tìm hiểu ý nghĩa các chữ qua ông đồ viết thư pháp sẽ giúp công chúng hiểu thêm nét đẹp trong phong tục của dân tộc. Người say mê dòng tranh Tết dân gian được giao lưu với nghệ nhân in tranh Đông Hồ của người Việt ở Bắc Ninh và chọn những mẫu tranh mà mình yêu thích để tự tay in.

Các bạn nhỏ có thể lựa chọn hoạt động với chủ đề khám phá 12 con giáp bằng cách tự tạy nặn tò he hay vẽ và tô tranh, nhất là tranh về những chú gà con xinh xắn.

Ẩm thực của người Thái với những món ăn đặc trưng như: cá nướng, lạp xưởng, thịt bò, lợn gác bếp, chẩm chéo, xôi ngũ sắc... luôn có sức hút đối với du khách và làm cho không khí vui chơi đầu xuân thêm giàu hương vị mới lạ của vùng Tây Bắc.

Các hoạt động viết thư pháp, đánh đu, múa rối nước diễn ra từ mồng 4 Tết. Đặc biệt vào 18h, mồng 8 Tết (ngày 4-2) có màn đốt pháo bông của các nghệ nhân đến từ Hải Dương.

Trong ba ngày, từ 30, 31/1 và 1/2 (tức mồng 3,4,5 Tết Đinh Dậu) tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình biểu diễn múa rối nước. Chương trình biểu diễn múa rối nước sẽ diễn ra vào các giờ 10h, 14h và 16h trong một ngày.

Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt.


Hoàng thành Thăng Long sẽ mở cửa đón khách vào sáng mồng 2 Tết với múa rối nước truyền thống và nhiều hoạt động hấp dẫn.

Múa rối nước đã ra đời chừng hơn 10 thế kỷ trước ở vùng châu thổ sông Hồng. Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trò rối nước cũng được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Du khách đến với Hoàng thành Thăng Long dịp này sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khu di sản được trang trí cờ, hoa, đèn lồng, ánh sáng rực rỡ. Ngoài ra còn có thể đến với các triển lãm đã và đang diễn ra như: Triển lãm Triều phục Việt Nam; Triển lãm tranh Tết truyền thống Việt Nam; Triển lãm ảnh di sản Việt Nam; Triển lãm cây cảnh nghệ thuật… từ 20/1 đế 28/2. Hoàng thành Thăng Long bắt đầu mở cửa phục vụ khách tham quan khu di sản từ mồng 2 Tết Đinh Dậu.

Theo Hà Tùng Long/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Triển lãm “Về” của họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng

    (Xây dựng) - Ngày 23/9, tại Phòng trưng bày nghệ thuật Nhà xuất bản Hội Nhà văn (65 Nguyễn Du, Hoàn Kiếm, Hà Nội), họa sỹ Nguyễn Quốc Thắng sẽ trưng bày triển lãm cá nhân lần thứ hai với tên gọi “Về”.

  • Liên hoan phim Italia 2024 tại Việt Nam

    (Xây dựng) - Liên hoan phim Italia 2024 gồm 6 bộ phim nổi tiếng sẽ được giới thiệu với công chúng Việt Nam tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia từ ngày 23 - 28/9.

  • Đẹp niềm tin mãi mãi…

    (Xây dựng) - Đẹp niềm tin mãi mãi/ Tổ quốc muôn đời, trọn vẹn cả non sông thống nhất/ Rạng rỡ Việt Nam… Xin mượn lời ca khải hoàn ấy để nói về chương trình nghệ thuật Nắng Ba Đình lần thứ ba do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tối 27/8. Ở đó, âm nhạc và trái tim như hòa một nhịp, tràn đầy tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng tiền đồ đất nước hùng cường. Chương trình có sự đồng hành của đơn vị: Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS).

  • Đắk Lắk: Xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”

    (Xây dựng) – Ngày 14/9, tại Đồn Biên phòng Ea H’leo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sỹ biên phòng”.

  • Hà Tĩnh: Khởi công Dự án tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư hơn 13,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.

  • Hoàn Kiếm (Hà Nội): Tôn tạo di tích đền Bà Kiệu là việc làm cấp thiết, đảm bảo kiến trúc cảnh quan

    (Xây dựng) – Theo nhận định của các chuyên gia, việc tôn tạo, tu bổ di tích đền Bà Kiệu của UBND quận Hoàn Kiếm nhằm bảo vệ di tích và phục hồi di sản, phát huy giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá, phát triển tài nguyên du lịch là việc làm đúng đắn, đảm bảo kiến trúc cảnh quan. Đây là giá trị cốt lõi cần được giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load