- Tạp chí nước ngoài bàn gì về chiến thắng 30/4/1975?
- Chiến thắng 30/4/1975: Đòn thăm dò chiến lược
- Diễn biến nhanh chóng
Khi các đoàn quân của Tướng Dũng hoàn tất việc tiêu diệt mũi rút lui của VNCH khỏi Pleiku, Tướng Giáp ra lệnh cho Quân đoàn 2 QĐNDVN phái Sư đoàn 324 và 325 đánh trực tiếp vào vùng hạ du ở duyên hải, cắt đứt đường 1 - đường rút lui chính của VNCH - và phá tan các đoàn quân tháo chạy trước khi họ có thể tập hợp và củng cố lại. Bị kẹt giữa đồng không mông quạnh, bị cô lập và cắt mọi đường tiếp tế, các đơn vị VNCH trên đường rút lui trong hoảng loạn đã bị quét sạch. Tới ngày 29/3, Huế, Đà Nẵng, và toàn bộ Quân đoàn 1 của VNCH đã nằm trong tay những người cộng sản.
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng quân giải phóng đã tiến qua cổng sắt đánh chiếm Dinh Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của địch. Ảnh: Mai Hưởng-TTXVN
Trong một phiên họp lịch sử của Bộ Chính trị vào ngày 18/3, Tướng Giáp đã đóng nhát búa cuối cùng vào cỗ quan tài của chế độ miền Nam Việt Nam với một quyết định chiến lược lớn cuối cùng trong sự nghiệp quân sự chói sáng của ông. Tướng Giáp tuyên bố rằng cơ hội chiến lược chờ đợi từ bao lâu nay đã đến. Ông lệnh cho QĐNDVN ngay lập tức tổ chức một cuộc tổng tiến công trên toàn chiến trường để kiểm soát hoàn toàn miền Nam Việt Nam ngay trong năm 1975. Lực lượng dự bị chiến lược cuối cùng của miền Bắc Việt Nam - Quân đoàn số 1 tinh hoa - bây giờ đã đến lúc xung trận. Bộ Chính trị tức tốc phê chuẩn đề nghị của Tướng Giáp và ra lệnh tổng tiến công Sài Gòn từ mọi hướng.
Với quyết định này, kết cục của cuộc chiến không còn gì phải nghi ngờ nữa. Giấy báo tử ghi ngày 30/4/1975 nhưng phát súng hạ gục VNCH đã được bắn từ ngày 18-3 bởi Tướng Võ Nguyên Giáp. Chiến thắng cuối cùng này của Tướng Giáp đồng thời cũng là chiến thắng ít đổ máu nhất.
Quân ta tiến vào thành phố trên đường Lê Văn Duyệt (Sài Gòn) ngày 30/4/1975. Ảnh: Quang Khanh- TTXVN
Gần một phần tư thế kỷ trước, một đất nước thuộc thế giới thứ ba đã giành thắng lợi trong trận đánh cuối cùng của một cuộc chiến tranh gian khổ kéo dài, nhờ áp dụng một chiến lược tấn công hiện đại, dứt khoát và bất ngờ. Ngày nay, bài học rút ra từ chiến thắng này vẫn thật đáng nhớ, khi chúng ta đang sống trong một thời đại có khuynh hướng cậy vào công nghệ hơn là vào tư duy chiến lược và mặc định rằng các kỹ năng chiến lược của đối phương cũng lạc hậu như nền kinh tế, cấu trúc xã hội và nền tảng công nghệ của họ.
Vào ngày 4/3/1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam (miền Bắc) bắt đầu tiến hành chiến dịch cuối cùng trong cuộc chiến 30 năm của họ bằng một loạt đợt tấn công vào các vị trí của miền Nam ở đèo Măng Giang, Tây Nguyên. Chiến dịch của họ - kết thúc thắng lợi hoàn toàn không đầy hai tháng sau đó - không giống như bất kỳ trận đánh nào trong lịch sử kéo dài của cuộc chiến tranh.
Khác biệt là ở chỗ, lần đầu tiên, nghệ thuật làm chiến dịch của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) không đặt cơ sở vào ý chí sẵn sàng hy sinh nhiều hơn đối thủ. Ngoài ra, họ cũng chỉ nhắc một cách chiếu lệ tới học thuyết cũ về một cuộc toàn dân nổi dậy. Thay vì tất cả những cái đó, chiến dịch của QĐNDVN dựa vào các kỹ năng đánh lừa, nghi binh, gây bất ngờ, tiếp cận gián tiếp, đánh lần lượt từng cụm căn cứ - nói tóm lại, một chiến dịch rất trí tuệ. QĐNDVN cuối cùng đã vươn tới một chiến dịch xứng tầm với một lực lượng quân đội chuyên nghiệp, hiện đại, thứ mà các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã nỗ lực rất lâu để xây dựng.
Máy bay trực thăng của quân ngụy Sài Gòn bị bắn rơi trên đường phố Sài Gòn. Ảnh: Quang Thành- TTXVN
Nhiều sử gia vẫn cho rằng trong bối cảnh viện trợ quân sự của Mỹ cho miền Nam giảm toàn diện sau năm 1973, bất kỳ một cuộc tấn công lớn nào của cộng sản cũng sẽ thắng lợi. Tuy vậy, lực lượng đương đầu với QĐNDVN hồi đầu năm 1975 - Quân đội Việt Nam Cộng hòa (QĐVNCH) - không hề là hổ giấy. Khi QĐVNCH gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về hậu cần và tinh thần chiến đấu, phần lớn lãnh đạo của họ kém năng lực, thì những người lính trong QĐVNCH, vốn dày dạn trận mạc, lại vẫn duy trì được một lượng đạn dược và trang thiết bị khổng lồ (như đã thể hiện qua số lượng cực lớn các phương tiện chiến tranh mà quân Bắc Việt thu được khi chiến tranh kết thúc).
Cứ cho rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam là không thể tránh khỏi, nhưng kết cục có lẽ đã đẫm máu và kéo dài hơn nhiều nếu những người cộng sản chọn một kế hoạch tấn công khác, theo kiểu truyền thống hơn. Đòn tiêu diệt mạnh nhất của toàn bộ chiến dịch tổng tiến công thực ra chính là đòn tâm lý choáng váng mà chiến lược tài ba và đầy bất ngờ của họ đã nện vào Tổng tư lệnh Việt Nam Cộng hòa.
Theo Báo tin tức
Theo